19006172

Đòi lại quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình

Đòi lại quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình

Tôi có nhận chuyển nhượng một mảnh đất của một người chú trong gia đình từ năm 1986. Tại thời điểm đó chưa có công chứng thực như bây giờ nên tôi chỉ có viết một giấy tờ chuyển nhượng và người chú bán đất có ký trên giấy. Gia đình tôi có ở trên mảnh đó được hai năm thì chuyển sang địa phương khác sinh sống và để lại mảnh đất cho chú. Hiện nay, chú tôi đang sống trên mảnh đất đó nhưng xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình chú nên tôi muốn đòi lại mảnh đất đó thì có được không? Gia đình chú tôi cũng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 



Tư vấn pháp luật đất đai:Tranh chấp đất đai trong gia đình

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn: Đòi lại quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định:

II. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2.2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực)

Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau:

a) Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.

b) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

b.1) Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b.2) Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng;

b.3) Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.”

Tranh chấp đất đai trong gia đình

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900.6172

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp của bạn bạn mua đất của chú bạn bằng giấy tờ viết tay từ năm 1986 sau đó gia đình bạn ở trên đất được hai năm thì giấy tờ viết tay về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chú bạn và bạn đã được thực hiện nên không thuộc trường hợp hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Hợp đồng của bạn và chú bạn không bị hủy nhưng bạn vẫn không được công nhận quyền sử dụng đất vì bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chưa hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đồng thời gia đình bạn cũng không còn sử dụng đất từ năm 1988 đến nay. Do đó, bạn không thể đòi lại quyền sử dụng đất từ chú của bạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Mọi vướng mắc liên quan tới vấn đề: Đòi lại quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam