Giá trị pháp lý của bản di chúc chung của vợ chồng
Bố mẹ tôi kết hôn và sinh được 5 người con: 2 trai và 03 gái. Đầu năm 2017 ông bà lập chung 01 bản di chúc và đi công chứng với nội dung di tặng tất cả đất cho người con trai cả (mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ tôi). Sau một thời gian, ông lâm bệnh và phải nằm viện. Biết là không qua được nên ông muốn sửa lại bản di chúc chia đất cho 02 người con trai. Tuy nhiên mẹ tôi không đồng ý và đã đưa bản di chúc đó cho con trai lớn cầm. Người con trai lớn cũng không muốn đưa cho ông vì muốn chiếm cả mảnh đất sau khi ông bà mất. Vậy nay bố tôi có thể tự viết tay để lại mảnh đất cho 02 người con trai được không? Xin cảm ơn.
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Giá trị pháp lý của bản di chúc chung của vợ chồng; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo quy trên, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, di chúc chung của vợ chồng cũng là sự thể hiện ý chí của mỗi người trong việc định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì thế, mặc dù bố mẹ bạn cùng lập chung di chúc để định đoạt phần tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng cho con trai cả nhưng không có nghĩa là bố bạn bị giàng buộc mà không được sửa đổi hay thay thế bằng 01 bản di chúc khác để tự định đoạt phần tài sản của mình.
Trong trường hợp này, bố bạn có thể tự lập 01 bản di chúc khác để tự định đoạt phần tài sản riêng của ông và phần tài sản trong khối tài sản chung của hai ông bà miễn sao tại thời điểm lập ông cần đáp ứng 02 điều kiện theo Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 là:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật
Đồng thời, nội dung của di chúc cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.
– Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Lưu ý: Bố bạn phải tự viết và tự ký tên vào bản di chúc.
Kết luận: Bố bạn được quyền tự lập 01 bản di chúc khác để định đoạt tài sản của ông sau khi chết. Đồng thời, bản di chúc này sẽ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và thay thể phần di chúc mà ông đã lập chung với vợ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Giá trị pháp lý của bản di chúc chung của vợ chồng, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.