Giá trị pháp lý của mua bán đất bằng giấy tờ viết tay
Giá trị pháp lý của mua bán đất bằng giấy tờ viết tay được quy định thế nào? Tôi hiện muốn mua một mảnh đất rộng khoảng 77 m2 tại huyện Long Hậu, tỉnh Long An. Nhưng mà khi mua bán thì hai bên chỉ có giấy tờ viết tay bán lại đất. Nay tôi có một số thắc mắc mong tổng đài tư vấn giải đáp giúp tôi:
+ Giấy tờ bán đất viết tay có giá trị pháp lý khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng đất đai không?
+ Miếng đất tôi mua 77 m2 là đất vườn được tách ra từ diện tích đã có nhà ở. Vậy nếu lên thổ cư thì cần đóng phí nhiêu tiền?
- Khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất khi tặng cho có điều kiện
- Có được đòi lại đất sau khi tặng cho quyền sử dụng đất?
- Thời hiệu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về giá trị pháp lý của mua bán đất bằng giấy tờ viết tay, Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất về giá trị pháp lý của giấy tờ bán đất viết tay
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Và theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Như vậy
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Do đó việc bạn mua đất bằng giấy tờ viết tay không đúng về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực nhưng nếu lập thành hợp đồng nhưng không công chứng, chứng thực thì nếu bạn đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ của giao dịch thì Tòa án sẽ công nhận hiệu lực của việc chuyển nhượng đó.
Đối với trường hợp của bạn: nếu bạn có giấy tờ xác nhận việc bạn đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực.
Thứ hai tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP :
“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy
Phần đất bạn mua là đất vườn được tách ra từ diện tích đất đã có nhà ở. Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở thì tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của UBND tỉnh quy định.
Do đó bạn có thể tham khảo giá đất cụ thể tại địa phương của bạn để tính ra mức tiền sử dụng đất cụ thể của bạn phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Giá trị pháp lý của mua bán đất bằng giấy tờ viết tay.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Hồ sơ xin miễn, giảm tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ
Trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất
Mọi vướng mắc về giá trị pháp lý của mua bán đất bằng giấy tờ viết tay; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thu hồi đất nông nghiệp bỏ hoang để thực hiện dự án
- Có được xây dựng khi đất nằm trong quy hoạch hành lang an toàn giao thông
- Thời hiệu xử phạt hành vi chậm đăng ký biến động đất đai
- Bồi thường đất khi có phần khe chung đang tranh chấp
- Công ty thuê đất trả tiền thuê một lần thì có được thế chấp đất không