19006172

Giải quyết tranh chấp khi lấn chiếm đất đai

Lấn chiếm đất đai

Chào quý công ty! Tôi muốn tư vấn về giải quyết tranh chấp khi lấn chiếm đất đai.

Tôi có 1 vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai như sau, mong nhận được email trả lời từ quý vị! Nhà tôi có mảnh đất cấp từ cách đây gần 15-20 năm, vẫn canh tác bình thường từ bao đời nay. Bên cạnh cũng có mảnh đất làm chung. Khi xưa mảnh đất này là 500m2, chia cho 2 nhà mỗi nhà 5 khẩu là 250m2. Nhưng không hiểu vì lúc xưa chia bị nhầm hay sao không biết mà mảnh đất nhà tôi thành 280-290 m2 gì đó. Nhưng lúc làm sổ bìa đỏ thì mảnh đất nhà tôi là 205m2. Còn bên kia là 310m2, nhưng giờ còn đâu 290 m2.

Giờ bên kia kiện để đòi đất lại cho đủ 310m2. Trong khi đó đất nhà tôi làm canh tác đã gần 20 năm nay, bờ ruộng ranh giới vẫn còn nguyên, bà con làng xóm vẫn có thể làm chứng. Nay bên kia làm nhà và đo lại đất thấy thiếu nên mới kiện, chứ xưa giờ đất bên đó vẫn canh tác cùng với gia đình tôi suốt mười mấy năm qua, nay gia đình đó kiện chúng tôi lấn chiếm đất đai, (gần 80m2). Vậy hỏi quý luật sư xem xét xem gia đình tôi có phải bị thu lại số đất trên không ạ?



lấn chiếm đất đaiTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp về giải quyết tranh chấp khi lấn chiếm đất đai, tổng đài xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, mảnh đất 500 m2 được chia cho 02 nhà, mỗi nhà 05 khẩu được 250 m2. Tuy nhiên, khi cấp sổ đỏ thì có sự chênh lệch là 205 m2 và 310 m2. Nay tranh chấp xảy ra nên ta xét 02 trường hợp sau:

– Nếu trong quyết định giao/cấp đất có ghi rõ diện tích sử dụng của các bên là 250 m2 thì Giấy chứng nhận được cấp bị sai về diện tích. Khi đó, bạn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của mình.

– Nếu việc sử dụng đất không có quyết định giao đất hoặc có quyết định giao đất nhưng không ghi rõ diện tích sử dụng của các bên thì tại thời điểm cấp giấy chứng nhận sẽ tính trên diện tích đất thực tế do 02 bên sử dụng theo Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

Theo quy định trên, trường hợp diện tích đất thực tế khác với diện tích trên Giấy chứng nhận mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi thì được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202, 203 Luật đất đai 2013:

– Hòa giải tranh chấp đất đai (Điều 202 Luật đất đai năm 2013): Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai

– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp (Điều 203 Luật đất đai năm 2013). Nếu như hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vì đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

lấn chiếm đất đai

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Kết luận

Như vậy, để giải quyết tranh chấp, bạn có thể thuận với hàng xóm. Nếu không thỏa thuận được thì bạn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã/phường. Nếu UBND không hòa giải thành thì bạn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. Việc giải quyết tranh chấp, gia đình bạn phải có các bằng chứng chứng minh diện tích đất đang sử dụng là hợp pháp.

Trên đây là tư vấn về giải quyết tranh chấp khi lấn chiếm đất đai. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai

Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm

 Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam