Giải quyết trường hợp bà tặng cho bố đất bằng miệng nhưng bố đã mất
Cho tôi hỏi về giải quyết trường hợp bà tặng cho bố đất bằng miệng nhưng bố đã mất? Bà nội tôi cho ba tôi một mảnh đất nhưng bằng miệng, ba tôi đã ở trên mảnh đất đó mười mấy năm nay (năm 2007), nhưng chưa tách quyền sử dụng đất, chú tôi đang giữ giấy tờ, Bà nội lớn tuổi và đã lẫn, Ba tôi chỉ có mình tôi là con; nay ba tôi đã chết, tôi muốn làm giấy quyền sử dụng đất nhưng chú tôi tôi không chịu đưa giấy tờ mà còn đòi lấy đất của Bà nội cho ba tôi. bây giờ tôi phải làm thế nào để làm được giấy tờ đất?
- Tặng cho đất cho hai vợ chồng bằng giấy tờ viết tay
- Nghĩa vụ tài chính khi nhận tặng cho đất giữa bạn bè
- Tặng cho đất nhưng không làm thủ tục sang tên thì quyền sử dụng đất thuộc về ai?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Giải quyết trường hợp bà tặng cho bố đất bằng miệng nhưng bố đã mất; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 465 và Điều 467, Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 thì:
“Điều 465. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 467. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên tặng sẽ giao tài của mình cho bên nhận và không yêu cầu đền bù và bên nhận đồng ý nhận.
Trong trường hợp này, bà bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho bố của bạn thì đó là hợp đồng tặng cho bất động sản nên phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký. Do vậy, bà bạn chỉ nói là tặng cho bằng miệng nên việc tặng cho đó vẫn chưa có hiệu lực pháp luật và khi bố bạn mất thì mảnh đất này cũng không được coi là di sản thừa kế của bố bạn cho bạn. Khi mảnh đất không được xác định là di sản thừa kế thì bạn không có quyền đòi chú của bạn phải đưa các giấy tờ về quyền sử dụng đất để bạn làm thủ tục sang tên cho mình.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Hợp đồng tặng cho đất ghi tên chồng thì có phải tài sản chung không
Nhận tặng cho đất ở tại nơi không có sổ hộ khẩu
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về: Giải quyết trường hợp bà tặng cho bố đất bằng miệng nhưng bố đã mất; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung của bố chồng và chồng
- Người không đứng tên trên Giấy phép xây dựng có làm thủ tục hoàn công được không
- Quy định về điều kiện của cá nhân kinh doanh bất động sản
- Mức xử phạt từ năm 2023 đối với việc tự ý trồng cây ăn quả trên đất lúa
- Phiếu lấy ý kiến số 07/ĐK của thông tư 24/2014/tt-btnmt