Hiệu lực của di chúc thừa kế bằng miệng
Tôi muốn hỏi về di chúc thừa kế bằng miệng. Ông bà tôi sau khi mất có để lại ngôi nhà là tài sản chung của cả hai. Hiện ngôi nhà do cô tôi (là con ruột của ông bà) ở và đóng thuế đầy đủ hàng năm, đất chưa được cấp sổ đỏ. Hiện gia đình ông bà tôi có 8 người con. Khi mất ông có thừa kế miệng cho người cháu đích tôn của ông. Vậy luật sư cho tôi hỏi hiện ngôi nhà đó những ai được thừa hưởng? Ông mất vào năm 2008 còn bà mất năm 2005.
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:
“Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
Do ông bạn mất năm 2008 nên áp dụng thời hiệu khởi kiện chia thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2005 là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo đó, thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này được tính đến năm 2018.
Thứ hai, hiệu lực của di chúc miệng;
Theo Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, trong trường hợp này, di chúc của ông bạn không được coi là hợp pháp vì không được ghi chép lại và không công chứng, chứng thực. Do đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 thì di sản của ông bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Thứ ba, về việc chia thừa kế theo pháp luật;
Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, khi ông bà bạn mất thì 8 người con của ông bà sẽ được hưởng thừa kế và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, do thời hiệu khởi kiện vẫn còn nên các con của ông bà bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để chia thừa kế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Đất nhận thừa kế có được miễn lệ phí trước bạ không?
Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định pháp luật hiện hành về cho thuê lại quyền sử dụng đất
- Làm thế nào để được sở hữu riêng nhà chung cư khi chưa ly hôn
- Mua đất nhưng không đủ diện tích tối thiểu thì phải làm thế nào?
- Nhà chung cư được sử dụng trong thời hạn là bao lâu theo quy định hiện hành?
- Chủ đất không ra sổ đỏ được và không trả lại tiền đặt cọc