Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng
Xin chào tổng đài tư vấn, tôi hỏi về sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng. Bác tôi có nhờ tôi làm thủ tục mua hộ căn nhà ở Hà Nội. Khi đến mua thì người bán có đưa cho tôi sổ hồng (Trên đó ghi là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất). Tôi không hiểu rõ về bất động sản lắm nên không rõ sổ hồng khác sổ đỏ như thế nào? Giá trị pháp lý của hai loại sổ này có như nhau không? Mong luật sư giải đáp giúp.
- Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất khi chỉ có văn bản mua bán đất
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mất
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng, tổng đài xin tư vấn như sau:
“Sổ đỏ” và “sổ hồng” là hai tên gọi được nhắc đến rất nhiều khi nói về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chưa phân biệt được 02 loại sổ này bởi có sự khác nhau về hình thức cũng nhưng nội dung ghi trong sổ. Theo đó:
1/ Sổ đỏ
Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn) được quy định tại Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện/thành phố/thị xã thuộc tỉnh cấp. Đất được cấp sổ đỏ rất đa dạng, bao gồm: đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối và nuôi trồng thủy sản ở nông thôn.
2/ Sổ hồng
Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Sổ này có màu hồng nhạt do UBND quận, thị xã cấp cho chủ sử dụng. Theo đó, trên sổ hồng thể hiện đẩy đủ thông tin của chủ sử dụng như: diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…
Hiện nay, sổ đỏ hay sổ hồng đều là chứng từ pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của chủ sử dụng. Do đó, hai sổ này có giá trị pháp lý ngang nhau. Ngoài ra, thực tế vẫn đang lưu hành cả ba loại giấy tờ là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo hai văn bản này thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành một mẫu thống nhất để áp dụng trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do đã quá quen thuộc nên người dân vẫn hay gọi “sổ đỏ” và “sổ hồng” để nói về quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có được miễn lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng đất cho con không
- Diện tích tối thiểu để được tách thửa khi chuyển nhượng đất tại tỉnh Bình Định
- Diện tích được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp
- Chồng có đòi lại được đất chung của hai vợ chồng mà chỉ người vợ bán
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thế chấp nhà đất không?