Hợp đồng phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Bà ngoại tôi có mua một miếng đất (có sổ đỏ) sau đó để cho con gái đến trông coi nhưng khi ngoại tôi chết không để lại di chúc. Vì vậy mà anh chị em có tranh chấp, sau đó đã được cán bộ xã hòa giải và các bên đã ký hợp đồng phân chia di sản là miếng đất đó cho tất cả anh chị em ruột (tất cả anh chị em ruột đã ký và có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Nhưng giờ thì dì của tôi tự ý phân chia miếng đất đó cho các con của mình mà không có phần của mẹ tôi (là con gái bà ngoại đã mua miếng đất đó). Nay tôi muốn đòi lại phần đất của mẹ tôi thì tôi phải làm sao?
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh
- Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, khi không có di chúc thì di sản thừa kế được phân chia theo quy định của pháp luật hoặc những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về phân chia di sản.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự“.
Mặt khác, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này”.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế là đất đai. Vì vậy, hợp đồng phân chia di sản của anh chị em của mẹ bạn đã được chứng thực nên đã phát sinh hiệu lực. Do đó, việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết giữa các bên.
Như bạn trình bày, dì của bạn cố tình phân chia di sản thừa kế cho các con khi không được sự đồng ý của các hàng thừa kế là trái với quy định của pháp luật. Và để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết.
Để tìm hiểu cụ thể, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Việc dì của bạn phân chia di sản của bà ngoại để lại cho các con của dì là trái với quy định của pháp luật. Do đó, các hàng thừa kế có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết.
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hợp đồng vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại ghi là chuyển nhượng
- Quy định về điều kiện để được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?
- Nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Tặng cho nhà ở hình thành trong tương lai
- Thủ tục giải chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng năm 2018