Khiếu nại khi không được đăng ký biến động đất đai sau chuyển nhượng
Tôi muốn hỏi về vấn đề khiếu nại do không được đăng ký biến động đất đai như sau:
1. Tôi có mua 1 khu đất nhưng khu đất này nằm trong quy hoạch và đã có quyết định thu hồi năm 1998, nhưng quy hoạch khu đô thị này đã xong cách đây 8 năm và phần còn lại không thực hiện theo quy hoạch nữa, khu vực này dân cư sống đông đúc và vẫn được phép xây nhà kiên cố 3 – 5 tầng.
2. Khu đất này có thay đổi biến động năm 2012 do UBND quận cấp (khi tôi mua khu đất có sổ đỏ cấp năm 2012).
3. Khi mua bán tôi đã hoàn thành các thủ tục công chứng và đã nộp thuế cho Nhà nước (thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân). Và chuyển hồ sơ sang phòng để cấp sổ mới, nhưng hết thời hạn tôi chỉ được trả lời là không đủ điều kiện đăng ký biến động.
4. Xin hỏi luật sư với sự việc trên tôi phải làm thế nào và nếu gửi đơn thì gửi cho ai. Xin luật sư tư vấn cho tôi thủ tục và cách làm.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai diện tích phải làm sao?
- Người bán chưa có giấy chứng nhận thì sang tên thế nào?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp ở Lâm Đồng
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về không được đăng ký biến động đến Tổng đài tư vấn. Về khiếu nại khi không được đăng ký biến động đất đai sau chuyển nhượng, tổng đài xin tư vấn như sau:
Mảnh đất bạn mua đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nên chủ sử dụng mảnh đất đó có các quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 như sau:
” Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền”.
Theo quy định này, việc chuyển nhượng đất giữa chủ sử dụng mảnh đất và bạn là giao dịch hoàn toàn hợp pháp khi người chủ sử dụng mảnh đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Theo như thông tin bạn cung cấp, diện tích đất này có quyết định thu hồi từ năm 1998 nhưng đến năm 2012 thì có thay đổi biến động và cùng năm này, bạn mua đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác. Vì vậy, cơ quan nhà nước không cho bạn làm thủ tục đăng ký biến động là không đúng.
Bạn có thể khiếu nại về hành vi không đồng ý cho bạn đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2015 như sau:
” Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Theo đó, bạn có thể khiếu nại đến chính người hoặc cơ quan có hành vi không đồng ý làm thủ tục đăng ký biến động. Nếu cơ quan này không giải quyết khiếu nại hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Như vậy
Bạn có thể khiếu nại đến cơ quan không đồng ý làm thủ tục đăng ký biến động cho bạn, ở đây là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Khiếu nại khi không được đăng ký biến động đất đai sau chuyển nhượng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cách tính lệ phí trước bạ phải nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về khiếu nại khi không được đăng ký biến động đất đai, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Nộp tiền sử dụng đất đối với đất tự khai hoang sử dụng từ năm 1990
- Các trường hợp áp dụng phương pháp định giá đất
- Có được cấp sổ đỏ cho diện tích đất sử dụng sai mục đích không?
- Tách thửa để tặng cho diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang
- Quy định pháp luật về cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất