Không đồng ý với đề nghị hòa giải của Ủy ban nhân dân xã
Xin chào tổng đài tư vấn, tôi có thắc mắc về đề nghị hòa giải của Ủy ban nhân dân xã (UBND xã) cần được giải đáp. Ông tôi mất có để lại di chúc cho đất, cụ thể như sau: gia đình tôi được một khu rừng, còn một khu rừng ông chia cho anh trai của ông tôi (tôi gọi là ông chú). Hai bên đã khai nhận di sản thừa kế và gia đình tôi được cấp sổ đỏ cho khu rừng.
Nay con cháu của ông chú tôi muốn giành lấy một nửa khu rừng của nhà tôi nữa. Gia đình tôi không đồng ý nên đã nhờ Ủy ban nhân dân xã giải quyết. Ủy ban nhân dẫn hòa giải và đề nghị gia đình tôi chia cho gia đình kia một nửa nhưng gia đình tôi không đồng ý với cách giải quyết của Ủy ban nhân dân xã. Vậy Ủy ban nhân dân xã giải quyết như trên có đúng không? Hiện nay gia đình tôi có di chúc của ông tôi để lại và sổ đỏ của khu rừng.
- Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
- Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
- Thủ tục cấp sổ đỏ theo quyết định của Tòa án
Tư vấn pháp luật đất đai:
Với vấn đề không đồng ý với đề nghị hòa giải của ủy ban nhân dân xã, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về giá trị pháp lý của đề nghị hòa giải của ủy ban nhân dân xã
Về nguyên tắc hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba không liên quan đến hai bên tranh chấp. Bên thứ ba có vai trò định hướng giải quyết tranh chấp chứ không có quyền quyết định giải quyết tranh chấp như thế nào.
Chính vì thế khi gia đình bạn tiến hành hòa giải tại UBND xã thì UBND xã chỉ đóng vai trò bên thứ ba trong phiên hòa giải. UBND xã có vai trò định hướng giải quyết tranh chấp, đề nghị của UBND xã chỉ mang tính chất tham khảo, không bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân theo, không được ghi nhận trong biên bản hòa giải. Do đó nếu gia đình bạn không đồng ý với ý kiến đề nghị hòa giải của Ủy ban nhân dân xã thì gia đình bạn có thể không làm theo và định hướng giải quyết khác.
Thứ hai về tranh chấp quyền sử dụng đất thừa kế theo di chúc
Thông tin bạn cung cấp đề cập các vấn đề sau: ông bạn để lại di chúc chia quyền sử dụng đất rừng cho gia đình bạn và gia đình ông chú bạn. Bạn và gia đình ông chú đã khai nhận di sản thừa kế và được sang tên sổ đỏ. Bên cạnh đó bạn đang có sổ đỏ và di chúc do ông bạn để lại. Như vậy căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Quyền sử dụng phần đất rừng thừa kế đã được sang tên sổ đỏ cho gia đình bạn. Do đó thửa đất rừng này hiện nay thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.
Tuy nhiên mảnh đất đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất với gia đình ông chú bạn, nên để bảo vệ quyền lợi của mình bạn phải tiến hành hòa giải tại UBND xã. Khi hòa giải không thành bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất rừng đang tranh chấp để yêu cầu giải quyết theo Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Tóm lại
Đối với việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, các đề nghị hòa giải của Ủy ban nhân dân xã chỉ mang tính chất tham gia, không bắt buộc các bên hòa giải phải tuân theo.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Không đồng ý với đề nghị hòa giải của ủy ban nhân dân xã.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Cấp giấy chứng nhận QSDĐ do được nhận thừa kế
Trình tự, thủ tục khai nhận thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.