Một số vấn đề về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài
Tôi có một người bạn có Quốc tịch Nhật Bản nhưng sang Việt Nam làm việc khoảng 5 năm. Vậy cho tôi hỏi tôi có mảnh đất thì tôi có thể bán sang tên cho bạn tôi được không? Trường hợp bạn tôi là người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở ở Việt Nam thì có được không? Có bị hạn chế gì không?
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
Người nước ngoài có được đầu tư xây dựng nhà ở không?
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về pháp luật đất đai 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc chuyển nhượng đất cho người nước ngoài
Căn cứ Điều 5 Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất bao gồm những trường hợp sau:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
Một là, tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
Hai là, hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
Ba là, cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
Bốn là, cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
Năm là, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
Sáu là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
Bảy là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không cho phép người nước ngoài nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, bạn là người nước ngoài (mang quốc tịch Nhật Bản) nên không thuộc trường hợp được sử dụng đất tại Việt Nam.
Thứ hai, quy định về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Điều 160 Luật nhà ở 2014 quy định:
“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014 quy định:
“Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam”.
Theo đó, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật thì được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo một trong các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Thứ ba, quy định về việc hạn chế quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014, quy định một số hạn chế về số lượng sở hữu nhà ở của người nước ngoài cụ thể như sau:
+) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
+) Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
+) Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây:
- Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;
- Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;
- Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Một số vấn đề về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
-->Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở đối với bên mua nhà
- Bồi thường thế nào khi bị thu hồi đất ở và nhà ở trên đất năm 2023
- Quy định về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
- Điều kiện để tặng cho đất thuộc hộ gia đình
- Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mua đất có phải hòa giải ở UBND không
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung