19006172

Mức phạt khi không ghi nhận nhà ở vào Giấy chứng nhận năm 2023

Mức phạt khi không ghi nhận nhà ở vào Giấy chứng nhận năm 2023

Gia đình tôi ở nông thôn vừa bỏ căn nhà cấp 4 để xây dựng xong một căn nhà 4 tầng. Hiện nay gia đình tôi muốn ghi nhận ngôi nhà này vào trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thay thông tin đăng ký của ngôi nhà cũ thì phải làm thủ tục như thế nào? Trường hợp gia đình tôi xây dựng nhà mới thay nhà cũ nhưng không làm thủ tục đăng ký lại trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở thì bị xử phạt như thế nào?



không ghi nhận nhà ở vào Giấy chứng nhận

Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thủ tục để đăng ký nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điểm d Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký thì người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biến động.  Thủ tục đăng ký biến động do thay đổi tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký được quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể  tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT; theo đó trong trường hợp này bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì …Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.”

Như vậy

Bạn sẽ nộp hồ sơ gồm những giấy tờ nêu trên đến Văn phòng đăng ký đất đai, nếu ở đó chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, hoặc bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất.

Thứ hai, mức phạt khi không ghi nhận nhà ở vào Giấy chứng nhận

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 quy định như sau:

“Điều 17. Không đăng ký đất đai

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy địnhtại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn xây dựng nhà ở 4 tầng thay nhà cũ đã đăng ký nhưng không làm thủ tục đăng ký biến động thì nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn mà không thực hiện đăng ký thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; trường hợp quá thời hạn 24 tháng thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mọi thắc mắc liên quan  xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–> Quy định về trình tự thủ tục đăng ký biến động tài sản trên đất

luatannam