19006172

Muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào?

Muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào?

Ông bà tôi có một mảnh đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các con của ông bà đều đã có đất để ở nên ông bà không muốn cho ai mảnh đất này. Bây giờ nguyện vọng của ông bà là dùng mảnh đất của ông bà đang ở để làm đất thờ cúng thì ông bà tôi phải làm thế nào để sau này đất của ông bà là đất thờ cúng và không có tranh chấp giữa các con? Hiện nay bác cả yêu cầu ông bà phải để lại mảnh đất cho bác để bác thờ cúng thì có đúng không?



Đất thờ cúngTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề: Muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào, tổng đài xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Và theo quy định tại Điều 190 Bộ luật dân sự năm 2015 :

“Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất là văn bản để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người đang sử dụng đất. Và người sử dụng đất được nhà nước có công nhận thì có quyền sở hữu, chiếm dụng và định đoạt đối với tài sản đó.

Theo thông tin bạn cung cấp: ông bà bạn có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó, ông bà bạn có quyền định đoạt đối với mảnh đất mà mình đang ở. Việc bác cả yêu cầu ông bà phải để lại mảnh đất đó cho bác để bác thực hiện việc thờ cúng là không đúng quy định của pháp luật. 

Trường hợp, ông bà bạn muốn để lại mảnh đất để thờ cúng thì ông bà bạn có thể viết di chúc cho một trong các con làm người quản lý di sản theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Đất thờ cúng

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Do đó, khi có di chúc của ông bà bạn là để lại di sản vào việc thờ cúng thì di sản này chỉ được dùng vào việc thờ cúng và người quản lý di sản buộc phải sử dụng mảnh đất vào việc thờ cúng không được phân chia di sản

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Điều kiện để lại đất với mục đích thờ cúng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Phân chia đất thừa kế chưa được cấp giấy chứng nhận

Chia di sản thừa kế của mẹ

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc muốn để đất ở thành đất thờ cúng không được chia thì phải làm thế nào? bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam