Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất?
Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất? Nhà em có bờ tre mọc trên đất nhà em và giáp với đất của nhà hàng xóm. Nay ông hàng xóm chặt bờ tre đi và lấn sang đất của nhà em. Vậy bây giờ nhà em nên làm gì để giữ đất của nhà em? Cả hai gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận từ những năm 2000.
- Lấn chiếm đất rừng từ năm 1992 thì có được cấp sổ đỏ không?
- Xã có thẩm quyền xử phạt khi lấn chiếm đất đai
- Hàng xóm ngang nhiên lấn chiếm đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.”
Như vậy, hành vi lấn chiếm đất đai thuộc quyền sở hữu của người khác là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do đó việc ông hàng xóm của nhà bạn chặt bờ tre và lấn chiếm đất của gia đình bạn là không đúng quy định pháp luật.
Để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Như vậy, trước hết nhà bạn và nhà hàng xóm có thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp; nếu không thể tự thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang có đất tiến hành hòa giải.
Bước 2: Giải quyết tranh chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Khi hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã lập văn bản hòa giải không thành và làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Trên đây là giải đáp cùa chúng tôi về vấn đề: Nên làm gì khi bị lấn chiếm đất?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Mọi vướng mắc về: Xã có thẩm quyền xử phạt khi lấn chiếm đất đai; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng qua nhiều người
- Quy định về thủ tục xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với cá nhân
- Tự xây dựng cầu để đi qua suối có vi phạm pháp luật không?
- Đòi lại quyền sử dụng trong trường hợp người đang sử dụng đất là ở nhờ
- Tính tiền sử dụng đất khi thửa đất vừa xây dựng nhà ở vừa trồng cây