19006172

Nghĩa vụ thanh toán nợ của người mất khi nhận thừa kế di sản

Nghĩa vụ thanh toán nợ của người mất khi nhận thừa kế di sản

Cho em hỏi nghĩa vụ thanh toán nợ của người mất khi nhận thừa kế di sản? Bố tôi và mẹ tôi ly hôn năm 2010. Sau đó bố tôi lấy vợ thứ 2. Tuy nhiên, trước khi lấy vợ thứ 2 bố tôi có có ký giấy tờ vay ngân hàng 1 tỷ đồng. Hiện nay, bố tôi đã mất nhưng có viết di chúc để lại cho tôi toàn bộ nhà và đất của bố tôi là tài riêng của bố tôi được ông bà tặng cho riêng. Tuy nhiên, phía ngân hàng có đòi tiền nợ của bố tôi thì vợ 2 của bố tôi có yêu cầu tôi bán nhà và đất để trả nợ khoản 1 tỷ đồng đó. Cho tôi hỏi tôi có phải thanh toán hết khoản nợ một tỷ đó không hay vợ 2 của bố tôi cũng phải thanh toán một nửa. Trường hợp em muốn bán căn nhà và đất được thừa kế này thì có phải làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận cho em xong mới bán không



thanh toán nợ của người mất

Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về nghĩa vụ thanh toán nợ trước khi kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;”

Như vậy, vợ chồng có trách nhiệm riêng với nghĩa vụ mà các bên có trước khi kết hôn. Do đó việc bố bạn vay khoản ngân hàng 1 tỷ trước khi kết hôn với người vợ thứ 2 nên người vợ thứ 2 này không có trách nhiệm thanh toán một nửa khoản nợ ngân hàng của bố bạn trước khi kết hôn. 

Thứ hai, về nghĩa vụ thanh toán nợ của người mất khi nhận thừa kế di sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 615  Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ của người thừa kế:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như vậy

Khi người để lại di sản mất thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi thừa kế của mình.

Đối với trường hợp của bạn: nếu bố của bạn mất để lại toàn bộ tài sản của bố bạn cho bạn thì bạn có trách nhiệm thanh toán khoản vay của bố bạn trong phạm vi di sản mà bạn được thừa kế. Trường hợp bố bạn mất ngoài việc để lại nhà đất cho bạn còn để lại các di sản khác cho những người khác thì bạn và những người thừa kế tài sản khác của bố bạn có nghĩa vụ dùng những di sản thừa kế này để thanh toán cho phía ngân hàng.

Thứ ba, nhận thừa kế thì có phải sang tên Giấy chứng nhận rồi mới chuyển nhượng không

Căn cứ Điều 188 Luật đất đai 2013, quy định như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đồng thời, Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”

Như vậy, theo quy định này một trong các điều kiện để được thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với với trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được thực hiện chuyển nhượng đất mà không yêu cầu phải sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, bạn có di chúc hợp pháp về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì bạn không phải làm thủ tục sang tên rồi mới chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.

Mọi thắc mắc liên quan  xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–> Sang tên sổ đỏ khi chỉ có giấy tờ viết tay

luatannam