19006172

Người nước ngoài để lại di sản thừa kế là nhà ở tại Việt Nam

Người nước ngoài để lại di sản thừa kế là nhà ở tại Việt Nam 

Trường hợp một người nước ngoài đang sở hữu nhà ở thương mại tại Việt Nam chết muốn để lại di sản thừa kế cho người thân là một người nước ngoài bằng di chúc. Như vậy, người được để lại thừa kế có quyền thừa kế ngôi nhà này hay không theo pháp luật Việt Nam không? Và nếu có thì họ có phải tuân theo điều kiện gì không?



Để lại di sản thừa kế

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

Theo như quy định trên thì phải biết người nước ngoài mang quốc tịch nước nào mới xác định được luật áp dụng. Nhưng vì bạn không nói rõ người nước ngoài nêu trên mang quốc tịch nước nào nên tổng đài không thể tư vấn cụ thể về vấn đề thừa kế. Do đó, trong bài tư vấn tổng đài sẽ tập trung vào vấn đề người nhận thừa kế có được sở hữu căn nhà không.

Căn cứ Điều 159 Luật nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam – là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam, sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Họ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Do đó, trong trường hợp của bạn, người để lại di sản sở hữu nhà ở thông qua hình thức mua nhà ở thương mại nên người thừa kế sẽ được sở hữu căn nhà nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Để lại di sản thừa kế

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Căn cứ Điều 20 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;

Thứ hai: Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh: (1) Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; (2) Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; (3) Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; (4) Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;(5) Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; (6) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; (7) Vì lý do thiên tai; (8) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Kết Luận: Người thừa kế của người nước ngoài để lại di sản là nhà ở thương mại ở Việt Nam sẽ được sở hữu nhà khi người thừa kế đó được nhập cảnh vào Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

Thủ tục tặng cho đất và nhà ở gắn liền với đất

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở đối với bên mua nhà

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam