Người quản lý đất của dòng họ có được đại diện chuyển nhượng đất không?
Bố tôi được dòng họ giao quản lý và sử dụng một mảnh đất của dòng họ đã được cấp sổ đỏ và quyển sổ đỏ này bố tôi đang giữ. Vậy bố tôi là người quản lý đất của dòng họ có được đại diện đứng ra bán phần đất này cho một người khác để lấy tiền tu sửa lăng của dòng họ không?
- Thời điểm chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng
- Có được chuyển nhượng đất của dòng tộc chưa có GCNQSDĐ không?
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 5. Người sử dụng đất
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ”
Theo đó
Theo quy định này thì trường hợp dòng họ được xác định là cộng đồng dân cư sử dụng đất và là đối tượng được được coi là người sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, dòng họ của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì dòng họ bạn được xác nhận là người có quyền sử dụng đất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy
Đối với tài sản chung của dòng họ thì các thành viên của dòng họ có quyền cùng quản lý, sử dụng và định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của dòng họ.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 181 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”
Như vậy
Theo quy định này thì cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp của bạn: bố bạn là người quản lý đất của dòng họ nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc về tất cả các thành viên trong dòng họ nên bố bạn không phải là người có quyền sử dụng mảnh đất này. Ngoài ra, đất này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả dòng họ nên mảnh đất này thuộc trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình khi có thành viên chết
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề Người quản lý đất của dòng họ có được đại diện chuyển nhượng đất không?, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Đơn vị Nhà nước thuê nhà ở thương mại cho cán bộ nhân viên
- Hợp thửa quyền sử dụng đất nằm tại địa bàn hai huyện khác nhau
- Xây dựng nhà khi đang trong thời gian hòa giải do có tranh chấp
- Chuyển mục đích sử dụng đất với đất đang cho thuê
- Chuyển nhượng nhà thuộc sở hữu chung nhưng những người khác không đồng ý