19006172

Nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài? Chồng tôi và tôi cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Hiện nay chồng tôi đã mất không để lại di chúc. Vợ chồng tôi có 03 người con nhưng có 2 con đang định cư ở nước ngoài. Cho tôi hỏi 2 người con của vợ chồng tôi đang định cư ở nước ngoài thì có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở của bố để lại hay không?



đất của người Việt Nam định cư

Luật sư tư vấn trực tuyến về pháp luật đất đai 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề chia thừa kế khi không có di chúc

Vì chồng bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ chia cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự  năm 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy, di sản thừa kế của người chết để lại sẽ được phân chia cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: bạn và các con của bạn. Do đó, 02 con của bạn đang định cư ở nước ngoài thì vẫn thuộc người được thừa kế quyền sử dụng đất của chồng bạn để lại.

Thứ hai, về vấn đề nhận thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai số 45/2013/QH13 về nhận quyền sử dụng đất :

“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận thừa kế.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013 cũng quy định : 

Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam“.

Trường hợp của bạn, để được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì 02 con của bạn phải thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở.

Tại Điều 7 Luật nhà ở 2014 có quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm :

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau :

1. Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Như vậy

Chồng bạn mất không để lại di chúc do đó quyền sử dụng đất của chồng bạn sẽ chia cho hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn trong đó có 02 con của bạn. Tuy nhiên, bạn không nói cụ thể trường hợp của con mình nên chúng tôi xin tư vấn như sau:

– Trường hợp 1: Nếu con của bạn thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì con bạn sẽ được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

-Trường hợp 2: Nếu con bạn thuộc đối tượng không được nhập cảnh vào Việt Nam thì con bạn sẽ không được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

–>Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

luatannam