Phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Ông nội tôi có tất cả 8 người con, ông mất để lại một ngôi nhà và một khoản nợ 700 triệu, ông không để lại di chúc. Hiện chú út đang sử dụng căn nhà, mọi người trong gia đình đã thỏa thuận đồng ý cho chú út sử dụng căn nhà với điều kiện thanh toán khoản nợ ngân hàng và không được chuyển nhượng. Một thời gian sau, 2 người con ở Sài Gòn đòi chú út hỗ trợ cho mỗi người 100 triệu thì mới được sử dụng căn nhà. Như vậy, gia đình chúng tôi phải làm gì để dung hòa quyền lợi của tất cả các thành viên?
- Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây lâu năm
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp ở Lâm Đồng
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp tại Thái Nguyên
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các Bộ luật dân sự trước đây, khi người chết không để lại di chúc thì di sản được chia thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc phân chia theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế của người để lại di sản.
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bạn để lại di sản là một mảnh đất (trên mảnh đất có căn nhà). Và ông bạn cũng để lại nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ thanh toán số tiền 700 triệu đồng.
Thứ nhất: Về phân chia di sản thừa kế
Vì ông bạn không để lại di chúc nên việc phân chia di sản thừa kế có thể thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế của ông bạn.
Cách 1: Phân chia theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế
Có thể thấy, gia đình bạn đang sử dụng cách phân chia này tuy nhiên thỏa thuận giữa các cô, chú, bố bạn không có hiệu lực pháp luật. Bởi vì:
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 57 Luật công chứng 2014:
“Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.”
Như vậy, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được công chứng, đối với di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Những người thừa kế của ông bạn chỉ thỏa thuận miệng với nhau nên không phát sinh hiệu lực pháp luật. Cho nên, những người thừa kế của ông bạn có thể thỏa thuận lại bằng văn bản có công chứng hoặc có thể phân chia theo cách 2 được trình bày sau đây.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Cách hai: Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, di sản sẽ được chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn (hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết).
Thứ hai: Về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
Về vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thực hiện theo quy định tại Điều 615 BLDS 2015:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Theo quy định này, nếu di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Còn nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty tư vấn