19006172

Phát mại nhà tình thương đang thế chấp tại ngân hàng

Phát mại nhà tình thương đang thế chấp tại ngân hàng

Cho tôi hỏi phát mại nhà tình thương đang thế chấp tại ngân hàng?. Gia đình em được cấp một ngôi nhà tình thương và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2009, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình đã mang đi thế chấp tại ngân hàng và nay không có khả năng để trả số nợ, vậy liệu ngôi nhà tình thương đó có bị kê biên phát mãi tài sản không? Mong luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!



Tư vấn pháp luật đất đai:phát mại nhà tình thương

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề:Phát mại nhà tình thương đang thế chấp tại ngân hàng; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”

Như vậy, theo quy định này trường hợp gia đình bạn thế chấp quyền sử dụng đất và nhà tình thương để đảm bảo khoản vay bên ngân hàng thì khi gia đình bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay bên ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm là nhà và quyền sử dụng đất của bạn.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 87 tại Luật thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản không được kê biên bao gồm:

“Điều 87. Tài sản không được kê biên

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động, lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”

phát mại nhà tình thương

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Như vậy, nhà tình thương không thuộc diện không được kê biên tài sản theo quy định của Luật thi hành án dân sự, và đồng thời pháp luật về Đất đai không có cấm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với nhà tình thương. Do đó, gia đình bạn thế chấp quyền sử dụng đất và nhà tình thương tại Ngân hàng thì khi gia đình bạn không thanh toán khoản vay đúng thời hạn thì Ngân hàng có quyền phát mại tài sản.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tại tổ chức tín dụng

Đăng ký thông báo khi xử lý tài sản thế chấp

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về phát mại nhà tình thương đang thế chấp tại ngân hàng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam