Quy định pháp luật về nghĩa vụ và mức tạm ứng án phí Tòa án
Chúng tôi đâm đơn kiện anh ruột vì giả mạo chữ kí chuyển nhượng đất đai của cha mẹ. Tôi chỉ thắc mắc là tại sao chúng tôi phải nộp tiển ra tòa là định mức 5% giá trị đất đai cho nhà nước. Vậy theo luật đất đai, chúng tôi phải nộp mức tạm ứng án phí đó không và chúng tôi có phải nộp thêm phí nào không?
- Giả mạo chữ ký trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về sử dụng đất liền kề ranh giới của các hộ gia đình
- Tiền phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Quy định pháp luật về nghĩa vụ và mức tạm ứng án phí Tòa án; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự
3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.“
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.“
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.“
Theo quy định trên, dựa vào các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
- Về nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí:
Các bạn đâm đơn kiện anh ruột vì giả mạo chữ kí chuyển nhượng đất đai của cha mẹ. Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, các bạn là nguyên đơn có cùng chung một yêu cầu. Vì vậy, các bạn có nghĩa vụ tạm ứng án phí và phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Mức tạm ứng án phí:
Vụ án của bạn là vụ án dân sự có giá ngạch. Do đó, mức tạm ứng án phí bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
Theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án, mức án phí thu 5% giá trị tài sản có tranh chấp áp dụng áp dụng đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp tranh chấp của bạn được Tòa án xác định có giá ngạch từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức tạm ứng án phí mà các bạn phải nộp là 50% của 5% giá trị quyền sử dụng đất.
Tóm lại: Việc Tòa án yêu cầu bạn phải tạm ứng án phí là đúng quy định pháp luật đất đai. Tuy nhiên, mức án phí 5% giá trị quyền sử dụng đất mà Tòa án yêu cầu là không đúng quy định pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, các chi phí tố tụng khác
Ngoài tiền tạm ứng án phí, đối với trường hợp của bạn, theo quy định tại Điều 159 và 160 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bạn có thể phải tạm ứng chi phí tạm ứng chi phí giám định
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại văn phòng công chứng nào?
Đòi lại đất khi có làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: Quy định pháp luật về nghĩa vụ và mức tạm ứng án phí Tòa án; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp theo luật bồi thường đất đai mới nhất
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị lấn chiếm
- Xử phạt doanh nghiệp tự ý nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là đất nông nghiệp
- Con trưởng có được quyền hưởng di sản thừa kế không?
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất ở