Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Cho tôi hỏi giữa thế chấp đất và cầm cố sổ đỏ thì cái nào có độ an toàn pháp lý cao hơn? Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được tiến hành như thế nào?
- Ủy quyền thế chấp đất khi chồng đi lao động tại nước ngoài
- Xác lập quyền sở hữu khi được ủy quyền sử dụng đất
- Hợp đồng ủy quyền mua bán đất có phải công chứng không
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất , tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, quy định về thế chấp và cầm cố tài sản là quyền sử dụng đất
Về vấn đề thế chấp và cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309, Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Theo quy định này thì về bản chất cầm cố là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất), còn thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ). Do đó, quyền sử dụng đất không thể mang đi để cầm cố nhưng có thể thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, về mặt pháp lý thì chỉ có thế chấp quyền sử dụng đất mới có giá trị pháp lý, còn cầm cố quyền sử dụng đất thông qua nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
1. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT thì hồ sơ bạn cần chuẩn bị gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp theo Mẫu số 01/ĐKTC;
+ Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
2. Cơ quan đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT thì cơ quan có thẩm đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trên đây là bài tư vấn về:Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quyền sử dụng đất sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật
- Xây dựng nhà có phải đóng thuế không
- Quy định về suất tái định cư tối thiểu khi tiến hành bồi thường thu hồi đất
- Danh sách tài sản gắn liền với đất trên cùng một thửa đất mẫu 04d/ĐK
- Xây dựng tường rào có phải đăng ký biến động trên sổ đã cấp không