Quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích
Xử phạt đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích? Gia đình tôi có một mảnh vườn diện tích gấp đôi diện tích đất ở của gia đình tôi. Gia đình tôi đã xây dựng nhà ở trên mảnh đất vườn và ở từ năm 2010 mà không thấy ai nói gì. Tuy nhiên gần đây thanh tra đất đai về kiểm tra thì bảo gia đình tôi xây dựng nhà trên đất vườn là dùng đất trái mục đích sử dụng và yêu cầu gia đình tôi phải phá bỏ căn nhà đi. Cho tôi hỏi thanh tra đất đai có yêu cầu gia đình tôi phá bỏ căn nhà đi không?
- Cấp sổ đỏ với đất tự khai hoang thuộc diện quy hoạch
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại điểm d Điều 57 Luật đất đai năm 2013 thì trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước. Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn xây dựng nhà ở trên đất vườn nhưng không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn đã vi phạm quy định về pháp luật đất đai
Và theo Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”
Như vậy, việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và đồng thời bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi có sự vi phạm.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tuy nhiên bạn cần lưu ý về thời hiệu xử phạt hành chính
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiện để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 2 năm tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm nếu hành vi vi phạm đã chấm dứt hoặc tính từ khi phát hiện ra hành vi vi phạm nếu hành vi đang được thực hiện. Đối với trường hợp của bạn: bạn xây dựng nhà trên đất nông nghiệp và ở trên đó từ năm 2010 đến nay (tức đã hơn 7 năm) nên thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất của gia đình bạn đã hết.
Tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì khi hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt hành chính nhưng vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp buộc khôi phục tình trạng của đất trước khi có sự vi phạm. Do đó, khi hết thời hiệu xử phạt hành chính thì thanh tra đất đai vẫn có quyền ra quyết định yêu cầu gia đình bạn khôi phục lại tình trạng của đất; tức gia đình bạn phải tháo dỡ căn nhà đã xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: xử phạt đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về xử phạt hành chính khi sử dụng đất sai mục đích; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Nhà hàng xóm mở cửa sổ sát với cửa ra vào chính
- Đính chính sổ đỏ khi bị sai thông tin số nhà
- Có được tách phần đất rộng 500 m2 ở Cầu Lộc thành 3 mảnh đất ở độc lập
- Đất khai hoang chưa được cấp Giấy chứng nhận bị thu hồi có được đền bù về đất?
- Thủ tục để điều chỉnh Giấy phép xây dựng khi muốn xây thêm tầng