Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi di chúc bị vô hiệu
Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi di chúc bị vô hiệu: Ba mẹ tôi có 1 mảnh đất. Năm 2010 ba mẹ tôi có để cho tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tôi đã đầu tư xây nhà. Năm 2014 ba mẹ tôi mất có viết di chúc để lại nhà đất cho 4 anh chị em. Hiện nay 1 người chị kêu bán gấp. Trước đó, chúng tôi đã viết giấy tay là chấp nhận bán với việc chia một nửa số tiền cho gia đình tôi ( vì căn nhà ở đó tôi đã bỏ một số tiền lớn để tu sửa nên cần phải lấy lại số tiền sửa đó). Khi đó ai cũng chấp nhận và kí vào giấy ghi tay đó. Tới khi tôi đã nhận cọc tiền căn nhà (mặc dù trước khi nhận tôi đã gọi anh chị họ đã đồng ý nên tôi nhận) sau khi tôi đã nhận xong thì một trong số đó lại không chịu ra công chứng. Tôi không biết làm sao nếu tới ngày đó mà không ra công chứng thì tôi phải đền cọc gấp đôi.
- Tranh chấp đất khi ly hôn có cần phải hòa giải
- Giải quyết tranh chấp đất khi mua bán bằng giấy tờ viết tay
- Về vấn đề Ủy quyền hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi di chúc bị vô hiệu; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.“
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Đối chiếu với quy định trên, bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn là người có quyền sử dụng đất chứ không phải bố mẹ bạn. Vì vậy, việc bố mẹ bạn viết di chúc để lại quyền sử dụng đất lại cho 4 anh, chị, em bạn là không đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm c khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;“
Theo quy định trên, người có quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó. Vì vậy, việc bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào ý chí của các anh, chị, em khác
Tóm lại, việc các anh, chị, em của bạn không chịu ra công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ảnh hưởng tới việc chuyển nhượng quyền sử đất của bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi di chúc bị vô hiệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Cấp sổ đỏ cho người thắng kiện theo bản án về tranh chấp đất đai
Quy định pháp luật về hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Tiền sử dụng đất đối với dân tộc thiểu số khi không sống ở vùng kinh tế khó khăn
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư
- Tính thời hạn thuê đất khi được nhà nước công nhận quyền sử dụng
- Xác định thời hiệu xử phạt hành vi chậm đăng ký biến động năm 2023
- Bồi thường đất khai hoang khi nhà nước thu hồi