Quyền định đoạt của các thành viên trong hộ gia đình khi chuyển nhượng đất
Gia đình tôi có một mảnh đất được cấp cho hộ gia đình, tại thời điểm cấp sổ đỏ có hai bố mẹ tôi, tôi và em gái. Nay gia đình tôi muốn bán mảnh đất này cho một người khác nhưng 1 thành viên trong hộ gia đình không đồng ý thì gia đình tôi có thể bán mảnh đất đó được không?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình
- Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn quyền định đoạt của các thành viên trong hộ gia đình khi chuyển nhượng đất, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Theo quy định trên, việc định đoạt tài sản chung của các thành viên trong gia đình thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt bất động sản phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Việc định đoạt quyền sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013 quy định:
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu trên được hướng dẫn bởi Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Theo quy định trên, việc ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất phải được tất cả các thành viên trong hộ gia đình đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Như vậy, trường hợp gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình thì khi gia đình bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Do đó nếu em gái bạn không ký vào văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì gia đình bạn sẽ không chuyển nhượng được mảnh đất này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Ai ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng đất hộ gia đình
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Tự ý hủy hợp đồng ủy quyền đã được chứng thực tại UBND xã
- Mức hỗ trợ đào tạo nghề khi Nhà nước thu hồi hết đất nông nghiệp
- Người giám hộ có được quyền hưởng di sản thừa kế không?
- Chuyển nhượng nhà đất khi thuộc diện quy hoạch giải tỏa
- Chậm thanh toán tiền bồi thường đất cho người dân thì xử lý thế nào?