Quyền kiện đòi lại đất sau khi đã tặng cho
Năm 2017 bố mẹ em có tự nguyện cho em 1 miếng đất và làm thủ tục cấp sổ đỏ mang tên vợ chồng em. Đến năm 2018 bố em đã mất và anh chị em trong gia đình em xúi giục mẹ em không thừa nhận là đã ký vào hồ sơ sang tên cho em năm 2016 mà kiện em tội giả mạo chữ ký để đòi lại đất. Vậy cho em hỏi mẹ e có quyền kiện đòi lại đất không ạ?
- Thời hiệu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất
- Đòi lại quyền sử dụng đất khi đã tặng cho
- Ông bà đòi lại đất khi đã tặng cho
Tư vấn pháp luật đất đai:
Với vấn đề: Quyền kiện đòi lại đất sau khi đã tặng cho, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 4 và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, trong trường hợp này, mẹ bạn có quyền khởi kiện để đòi lại mảnh đất khi có căn cứ cho rằng việc tặng cho đất giữa bạn và bố mẹ là bất hợp pháp. Cụ thể:
Như thông tin bạn cung cấp, năm 2017 bố mẹ bạn tự nguyện tặng cho vợ chồng bạn mảnh đất và đã làm thủ tục sang tên sổ đỏ đầy đủ. Tuy nhiên, mẹ bạn muốn đòi lại mảnh đất khi cho rằng chữ ký trong hợp đồng tặng cho đất là giả mạo. Khi đó, mẹ bạn cần phải chứng minh về việc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là vô hiệu do không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015. Thời gian để tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu là 02 năm kể từ ngày mẹ bạn biết được việc tặng cho là trái pháp luật.
Việc xác định chữ ký trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có đúng là của mẹ bạn hay không cần phải yêu cầu giám định tại Tòa. Căn cứ Khoản 1,2,3 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, sau khi có kết quả giám định, có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 01: Nếu chữ ký trong hợp đồng đúng là của mẹ bạn thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và bố mẹ là hợp pháp. Do đó, mẹ bạn không thể đòi lại mảnh đất này.
Trường hợp 02: Nếu chữ ký trong hợp đồng là giả mạo thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và bạn sẽ bị vô hiệu. Khi đó theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận. Do đó, mẹ bạn có quyền lấy lại đất.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Trên đây là quy định của pháp luật về: Quyền kiện đòi lại đất sau khi đã tặng cho. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Tặng cho quyền sử dụng đất khi cô chú không đồng ý
- Có được quyền cho thuê lại nhà thuê vì lý do khó khăn tài chính
- Xin cấp sổ đỏ cho diện tích đất nông nghiệp khai hoang
- Đất ao là tài sản chung của hai hộ gia đình thì phân chia thế nào?
- Xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có bản án của Tòa án