Quyền thừa kế nhà đất của con nuôi không có giấy tờ nhận nuôi
Cho tôi hỏi về vấn đề: quyền thừa kế nhà đất của con nuôi không có giấy tờ nhận nuôi? Ông bác tôi có 4 người con đều là con nuôi, ông đã cho mỗi người 1 căn nhà, chỉ có người con nuôi thứ 3 là ở với ông. Tất cả các người con đó đều đã bán nhà và đi vượt biên khoảng năm tám mấy chín mươi gì đó (tôi nhớ không rõ ). Rồi ông mất trước, người con thứ 3 đang ở với bà mới đi làm quyền sử dụng đất, rồi bà mất. Nay người con thứ 3 này muốn về quê sống nên bán căn nhà này thì người con thứ 2 trở về đòi chia tài sản, mà người này không có bất cứ một giấy tờ gì cả, bà này cũng không có tên trong hộ khẩu, không có giấy tờ gì liên quan đến căn nhà, nhà cho thì bà đã bán, ngày xưa ông bà Bác tôi cũng không có giấy tờ gì cả. Căn nhà hiện giờ người đứng tên hộ khẩu và QSDĐ cũng là người thứ 3, ở xóm nhiều người cũng không biết mặt người con thứ 2 này (vì bà bỏ đi quá lâu rồi, khoảng trên 30 năm) giấy tờ địa phương cũng không có tên người này, mọi người ai cũng chỉ biết người con thứ 3 này thôi. Nay xin hỏi luật sư người con thứ 2 này có được thừa kế nhà đất gì hay không?
Xin cảm ơn luật sư!
- Những đối tượng đươc hưởng quyền thừa kế di sản do bố để lại
- Con riêng giành quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố
- Điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: quyền thừa kế nhà đất của con nuôi không có giấy tờ nhận nuôi; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về hàng thừa kế:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Như vậy, theo quy định này thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, trường hợp con nuôi vẫn được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên để được xác định là con nuôi thì căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”
Như vậy, để được xác định là con nuôi hợp pháp thì phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật hộ tịch 2014 thì trường hợp nhận con nuôi phải được đăng ký với cơ quan nhà nước ghi vào sổ hộ tịch.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Đối chiếu với trường hợp của bạn: Người con nuôi thứ 2 trở về nhưng không có giấy tờ xác nhận là con nuôi của bác bạn do đó không được xác định là người thừa kế của bác bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Cấp giấy chứng nhận QSDĐ do được nhận thừa kế
Trình tự, thủ tục khai nhận thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về: quyền thừa kế nhà đất của con nuôi không có giấy tờ nhận nuôi; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về tính tiền sử dụng đối với đất vườn và đất nông nghiệp
- Xác lập tài sản riêng của chồng được tặng cho thành tài sản chung
- Năm 2023 có được sử dụng đất nông nghiệp khi hết thời hạn không
- Xin gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp
- Chuyển hình thức sử dụng đất từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất