Quyền thừa kế với đất là tài sản riêng của chồng
Tôi muốn tư vấn về vấn đề: Quyền thừa kế với đất là tài sản riêng của chồng. Bố mẹ tôi lấy nhau năm 1960, do hai ông bà mâu thuẫn nên bố tôi nói sau này mất sẽ để di chúc sổ đỏ cho cháu nội mà không cho mẹ tôi phần nào? Như vậy có đúng không, vì mẹ tôi là vợ? Đất và nhà là do các cụ ở bên nội để lại và đã sang tên sổ đỏ cho bố tôi từ trước khi ông bà lấy nhau. Xin cảm ơn!
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tách thửa cùng lúc được không?
- Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
- Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có phải tài sản chung?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề quyền thừa kế, tổng đài xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, xác định nguồn gốc mảnh đất.
Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Theo quy định trên, tài sản mà vợ/chồng có trước khi kết hôn được xác định là tài sản riêng. Trong trường hợp này, mảnh đất là do các cụ ở bên nội để lại và đã sang tên sổ đỏ cho bố bạn từ trước khi lấy vợ nên đây là tài sản riêng của bố bạn.
Thứ hai, về vấn đề thừa kế.
Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 thì pháp luật tôn trọng việc cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, trong trường hợp này, bố bạn có quyền để lại di chúc quyền sử dụng đất cho cháu (vì đây là tài sản riêng của ông).
Mặc dù, mẹ bạn không được chia tài sản thừa kế theo di chúc nhưng theo quy định pháp luật, mẹ bạn có những quyền lợi sau đây:
– Quyền thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào di chúc.
Căn cứ Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Dù bố bạn để lại toàn bộ quyền sử dụng đất cho cháu nội nhưng mẹ bạn vẫn có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005.
Theo đó
– Quyền hưởng một phần tài sản nếu mẹ bạn có công sức đóng góp, tôn tạo quyền sử dụng đất trong suốt thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, mẹ bạn cần chứng minh về công sức đóng góp này bằng: hóa đơn, chứng từ, người làm chứng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục sang tên sổ đỏ do thừa kế theo di chúc
Thông tin trên Giấy chứng nhận khi nhiều người cùng được thừa kế
Mọi vấn đề, thủ tục về quyền thừa kế còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- UBND xã thu hồi hồi đất lưu không để cho đấu thầu
- Có nên mua đất khai hoang chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng?
- Quy định về thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn
- Xin gia hạn công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn tại Nghệ An
- Chuyển mục đích sử dụng đất khi đang thế chấp