San lấp đất trồng lúa để làm chuồng trại chăn nuôi lợn
San lấp đất trồng lúa để làm chuồng trại chăn nuôi lợn được không? Gia đình tôi được Nhà nước giao hơn 2 sào đất trồng lúa, do năng suất thấp nên san lấp để làm chuồng trại chăn nuôi lợn. UBND xã lập đã biên bản xử phạt với lý do san lấp, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Vậy, UBND xã ra quyết định có đúng không? Gia đình tôi bị xử phạt như thế nào là đúng?
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang cây lâu năm
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn trên đất trồng lúa
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT:
“Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;”
Như vậy, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa (đất trồng cây hàng năm) sang đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải tiến hành đăng ký biến động về đất đai.
Theo thông tin bạn cung cấp: gia đình bạn muốn chuyển 2 sào đất trồng lúa sang đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn nhưng không tiến hành đăng ký biến động về đất. Do đó việc hành vi của gia đình vi phạm quy định pháp luật đất đai theo Khoản 4 Điều 12 Luật đất đai năm 2013: “4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.”
Thứ hai về mức phạt khi không tiến hành đăng ký biến động về đất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:
“Điều 12. Không đăng ký đất đai
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định.”
Như vậy, đối với hành vi không tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; cụ thể:
+) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
+) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
+) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
+) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
+) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
+) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
Tóm lại
Gia đình bạn muốn dùng 2 sào đất trồng lúa để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thì gia đình bạn cần tiến hành thủ tục đăng ký biến động về đất đai. Tuy nhiên, việc chậm trễ đăng ký biến động của gia đình không thuộc một trong các trường hợp bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014 nêu trên. Do đó, việc bên ủy ban xã xuống lập biên bản vi phạm hành chính là không đúng. Trong trường hợp này, bạn có thể khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: San lấp đất trồng lúa để làm chuồng trại chăn nuôi lợn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
Đăng ký biến động khi xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Những đối tượng đươc hưởng quyền thừa kế di sản do bố để lại
- Mức tiền đóng khi công ty chuyển mục đích từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất thờ cúng của dòng họ
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp khai hoang