Sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận
Sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận? Em có mua một căn nhà (có mua kèm đất). Chủ sở hữu căn nhà là người chồng – ông Tuấn đứng tên từ năm 2014. Vợ ông Tuấn mất năm 2016 và ông có 5 người con. Vậy khi làm thủ tục sang tên hay công chứng có cần được sự đồng ý của các con không? Thủ tục sang tên tiến hành như thế nào?
- Mua bán đất sau bao lâu phải sang tên sổ đỏ
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận, tổng đài xin tư vấn như sau:
Về mặt nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở thì cần có sự đồng ý của người sở hữu nhà ở. Tuy nhiên theo thông tin bạn cung chỉ nêu: người đứng tên sổ đỏ là ông Tuấn mà không nêu rõ căn nhà thuộc sở hữu của ai nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp 1: Căn nhà thuộc tài sản riêng của ông Tuấn
Vì căn nhà thuộc tài sản riêng của ông Tuấn nên căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Như vậy, căn nhà là tài sản riêng được cấp sổ đỏ đứng tên ông Tuấn nên việc chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ông Tuấn mà không cần có sự đồng ý của các con ông Tuấn.
Trường hợp 2: Căn nhà là tài sản chung của vợ chồng ông Tuấn
Từ thông tin bạn cung cấp: ông Tuấn là người đứng tên trên sổ đỏ nhưng căn nhà là tài sản chung của vợ chồng ông Tuấn do đó ông Tuấn đứng tên chỉ là đại diện cho hai vợ chồng. Bên cạnh đó vợ ông Tuấn đã mất năm 2016 nên căn nhà sẽ được chia đôi và phần của vợ ông Tuấn sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật (khi không có di chúc) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Do đó ông Tuấn và 5 người con cũng như là bố mẹ ruột của vợ ông Tuấn (nếu còn sống) đều được quyền thừa kế phần di sản của vợ ông Tuấn để lại – một phần của căn nhà. Do đó, trong trường hợp này, bạn muốn mua căn nhà thì cần có chữ ký của ông Tuấn và tất cả các hàng thừa kế thứ nhất của vợ ông.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp 3: Căn nhà thuộc sở hữu của hộ gia đình ông Tuấn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
“Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”
và Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn cụ thể quy định trên:
“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”
Như vậy
Đối với căn nhà thuộc quyền sở hữu hộ gia đình của ông Tuấn, khi bạn mua căn nhà thì cần có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, vợ ông Tuấn đã mất thì phần tài sản thuộc sở hữu của vợ ông cần có chữ ký của hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm ông Tuấn, các con và bố mẹ ruột của vợ ông (nếu còn sống).
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai
Mức phạt khi vi phạm về thời hạn đăng ký biến động đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Sang tên nhà ở đứng tên chồng trên giấy chứng nhận, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Làm giấy tờ sang tên theo thỏa thuận của vợ chồng sau khi ly hôn
- Đăng kí biến động đất đai khi có sự thay đổi về diện tích đất sử dụng
- Đóng tiền sử dụng đất cho đất được khai hoang từ năm 1993
- Dân tộc thiểu số sinh sống tại thành phố Hà Nội có được giảm tiền sử dụng đất?
- Có phải đóng tiền sử dụng đất khi khai hoang đất nông nghiệp không