Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của UBND xã
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của UBND xã? Tại địa phương tôi có trường hợp gia đình xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Địa phương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc gia đình phải tháo dỡ gia đình đã chấp hành quyết định xử phạt hành chính và nộp tiền đầy đủ theo quy định của pháp luật nhưng gia đình lại không dừng lại mà vẫn tiếp tục xây dựng và cho đến nay là xây dựng hoàn thành công trình và lợp mái nhà xong. Vậy tôi muốn hỏi UBND cấp xã có đủ thẩm quyền để yêu cầu tháo dỡ công trình trái phép đó không ?
- Quy định về điều kiện cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
- Quy định về cưỡng chế thu hồi đất của hộ gia đình
- Điều kiện và trình tự cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Thẩm quyền cưỡng chế công trình vi phạm của UBND xã; chúng tôi xin tư vấn như sau
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định này thì UBND xã có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28. Điểm a,b,c, d Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
“Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;”
Như vậy, theo quy định này thì UBND xã có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Do đó, trường hợp gia đình tại địa phương bạn có quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp nhưng vẫn tiếp tục xây dựng thì UBND xã có quyền cưỡng chế buộc tháo dỡ công trình khôi phục lại tình trạng đất nông nghiệp như trước đó.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Có bị cưỡng chế thu đất để giải phóng mặt bằng khi chưa kịp di dời không?
Có được cưỡng chế hồi đất khi chưa có quyết định cưỡng chế không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về hạn mức giao đất ở tại huyện Lương Tài Bắc Ninh
- Công chức được bố mẹ cho đất trồng lúa thì có được nhận không
- Thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
- Khoản tiền được nhận khi phải di chuyển mồ mả khi bị thu hồi đất
- Cập nhật biến động đất đai trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất