Tháo dỡ cổng được xây trên ngõ đi chung
Bố mẹ em có mảnh đất tính từ mặt đường Quốc lộ 1A đi vào là 45m2. Sau đó, bố mẹ tôi cắt chia cho 03 anh em tôi mỗi người một mảnh nhỏ. Có một lối đi ra chung giữa 3 nhà. Lối đi này không thuộc phần đất của ai mà được ông cha sử dụng từ trước đến nay. Nay 03 nhà cùng thống nhất làm một cái cổng để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, khi làm xong thì chính quyền yêu cầu dỡ bỏ. Vậy cho tôi hỏi có đúng không ạ? Xin cảm ơn.
- Quy định về trường hợp được mở lối đi riêng ra lối đi chung của cộng đồng
- Tranh chấp về nâng cấp lối đi chung giữa hai bất động sản liền kề
- Khi nào được từ chối việc trổ cửa ra lối đi chung
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Tháo dỡ cổng được xây trên ngõ đi chung, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Như thông tin ban đầu bạn cung cấp, ba anh em bạn được chia đất từ bố mẹ. Ba mảnh của ba anh em ở sát nhau được tách từ một mảnh lớn của bố mẹ trước đó. Mảnh đất ở cuối ngõ, cách đường Quốc lộ 45m. Hiện 03 gia đình làm một cổng ở cuối ngõ và khóa mỗi tối trước khi đi ngủ nhằm đảm bảo an ninh. Cánh cổng được dự lên trên đất ngõ chung không thuộc phần đất chung của 02 anh em.
“Điều 10. Phân loại đất
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn chiếm đất như sau:“1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp)
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, người sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với phần đất mà bản thân đang sử dụng thì người đó chỉ được phép xây dựng, thực hiện các quyền trên phần đất đó. Ngoài ra, việc sử dụng đất của cá nhân, tổ chức khác mà không được sự đồng ý của họ sẽ là hành vi lấn, chiếm đất và đây là hành vi bị nghiêm cấm, đồng thời sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, trong trường hợp này: ba gia đình bạn không dựng cửa chung trên đất của 03 gia đình mà lại dựng trên đất chung của cộng đồng được nhà nước quản lý. Đây là hành vi lấn chiếm đất công do đó, chính quyền yêu cầu ba gia đình phải phá dỡ cổng chung là đúng theo quy định của pháp luật.\
Hành vi lấn chiếm đất có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng – 3.000,000 đồng theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Yêu cầu thay đổi cửa ra vào hướng ra lối đi chung
- Tranh chấp về lối đi chung giữa các bất động sản liền kề
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.