19006172

Thủ tục đăng ký để được sử dụng nhà ở cho mục đích kinh doanh

Thủ tục đăng ký để được sử dụng nhà ở cho mục đích kinh doanh

Tôi có đứng tên trên hai căn nhà ở một căn diện tích là 350 m2 một căn có diện tích là 220 m2. Gia đình tôi chỉ ở một căn 220 m2 căn còn lại vẫn để không. Hiện nay con trai tôi muốn dùng căn 350 m2 đó đó là trụ sở công ty xây dựng của con tôi. Cho tôi hỏi nếu con tôi lấy nhà ở để làm trụ sở kinh doanh thì phải xin chuyển mục đích sử dụng đất không? Tôi phải làm thủ tục như thế nào để được làm trụ sở kinh doanh? Nếu không đăng ký gì thì bị phạt thế nào?



sử dụng nhà ở cho mục đích kinh doanh

Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có phải chuyển mục đích sử dụng đất khi sử dụng nhà ở để kinh doanh không

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, đã quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc; gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.”

Theo quy định trên, khi chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp thì người sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, về thủ tục đăng ký để được sử dụng nhà ở cho mục đích kinh doanh

1. Hồ sơ đăng ký biến động

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

2. Nơi nộp hồ sơ

Theo khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Căn cứ Khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Thứ ba, mức phạt khi sử dụng nhà ở để kinh doanh nhưng không đăng ký

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020 quy định như sau:

“Điều 17. Không đăng ký đất đai

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tạikhoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh nhưng không làm thủ tục đăng ký biến động thì nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn mà không thực hiện đăng ký thì bạn sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu ở nông thôn và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu đất ở đô thị; trường hợp quá thời hạn 24 tháng thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đất ở nông thôn và từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất ở đô thị.

Mọi thắc mắc liên quan  xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn đất đai 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–> Quy định về trình tự thủ tục đăng ký biến động tài sản trên đất

luatannam