Thủ tục hòa giải tranh chấp theo quy định của luật đất đai
Tôi có tranh chấp đất về ranh giới đất với hàng xóm. Vì không muốn mất tình làng xóm nên chúng tôi muốn tiến hành hòa giải, vậy cho tôi hỏi thủ tục hòa giải tranh chấp đất được thực hiện như thế nào?
- Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ
- Lấn chiếm đất đai của người khác giải quyết tranh chấp thế nào
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn tổng đài xin tư vấn như sau:
Tự hòa giải tranh chấp đất đai
Khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Việc tự thỏa thuận có những ưu điểm như:
- Thủ tục đơn giản tốn ít thời gian;
- Có thể tiến hành ở bất cứ đâu vào thời gian các bên lựa chọn;
- Giảm tải cho các cơ quan tố tụng;
Nhưng cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Phụ thuộc hoàn toàn vào sự thiện chí của các bên tranh chấp;
- Vì không có sự tham gia của bên thứ ba nên tranh chấp mâu thuẫn có thể trở nên nghiêm trọng hơn;
- Kết của của tự hòa giải không được đảm bảo thực hiện.
Các bên tranh chấp đất đai không nhất thiết phải tự hòa giải, trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải hoặc hòa giải không thành thì tiến hành hòa giải tại UBND xã nơi có đất.
Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất
Khoản 2 điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Theo đó bạn phải làm đơn yêu cầu hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định thời gian thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
Cơ quan nào giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất kinh doanh sang đất ở
- Theo quy định hiện hành có được cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Có đòi lại được tặng cho đã được cấp sổ đỏ không?
- Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế
- Yêu cầu di dời cột điện trong phạm vi đất ở của hộ gia đình