19006172

Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân

Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân

Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân? Doanh nghiệp em cần bán một căn hộ (giá trị khoảng 1 tỷ đồng) cho một cá nhân. Căn hộ đã có sổ đỏ mang tên của doanh nghiệp. Vậy Tổng đài tư vấn giúp em: doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Cần thực hiện những bước nào? Thực hiện những bước đó tại đâu?



mua bán căn hộTư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề: Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân; tổng đài xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp: doanh nghiệp của bạn muốn bán một căn hộ cho một cá nhân; căn hộ đó có sổ đỏ đứng tên của doanh nghiệp bạn. Do đó doanh nghiệp bạn cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Lập dự thảo hợp đồng mua bán căn hộ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 213 Luật nhà ở năm 2014:

“Điều 123. Giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

1. Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, việc mua bán nhà ở giữa doanh nghiệp bạn và cá nhân phải được lập thành hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các thông tin cơ bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật nhà ở năm 2014, bao gồm:

+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

+ Mô tả các đặc điểm của căn hộ mua bán;

+ Giá trị của căn hộ mua bán;

+ Thời hạn và phương thức thanh toán tiền;

+ Thời gian giao nhận nhà ở;

Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Cam kết của các bên;

+ Các thỏa thuận khác;

+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

+ Chữ ký và ghi rõ họ, tên của cá nhân mua nhà; chữ ký và đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp.

mua bán căn hộ

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán căn hộ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng mua bán nhà ở không bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục sang tên được thuận lợi cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên, doanh nghiệp bạn cần tiến hành công chứng tại Văn phòng/Phòng công chứng nơi có căn hộ.

Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bước 3: Tiến hành thủ tục sang tên quyền sử hữu căn hộ

Sau khi tiến hành công chứng hợp đồng mua bán thì doanh nghiệp bạn bàn giao các đất tờ sở hữu nhà ở cho cá nhân mua nhà. Cá nhân hoặc doanh nghiệp bạn phải tiến hành thủ tục sang tên quyền sở hữu căn hộ.

Bạn đến Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành thủ tục sang tên. Bạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như sau:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu số 09/ĐK);

+ Hợp đồng mua bán nhà;

+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

+ Bản sao CMND và Sổ hộ khẩu của bên mua (có chứng thực).

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục mua bán căn hộ giữa doanh nghiệp và cá nhân.

Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau:

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam