Thừa kế quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp
Thừa kế quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp? Ông nội em sinh được 5 người con (3 trai, 2 gái). Những người anh chị của bố em đều lập gia đình và đã ra ở riêng; còn bố em là con út lại bị tật nguyền nên ở với ông bà nội. Trước khi ông mất, ông em có lập một di chúc để lại đất đai, tài sản cho bố em. Do nghĩ ông chưa mất nên chỉ để hàng xóm chứng thực chưa đưa lên UBND xã.
Năm 2017 ông nội mất. Sau này gia đình em có làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi xin chữ ký của tất cả anh em và các giấy tờ liên quan. Kể từ thời điểm nộp hồ sơ đến nay đã được 3 năm, đến khi đã có giấy chứng nhận nhưng chưa kịp trả cho gia đình tôi thì UBND xã nhận được đơn khởi kiện của bác cả (con trai đầu cả ông nội em) đòi chia đất; do đó xã ngừng cấp bìa đỏ. Gần đây gia đình ông nội em có họp các anh em lại với nhau yêu cầu chia di sản thừa kế. Cho em hỏi: di chúc của ông em lập nhưng không chứng thực có hiệu lực không? Gia đình em có được cấp giấy chứng nhận khi có đơn khởi kiện không?
- Quyền hưởng di sản thừa kế của bố
- Thủ tục sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế không có di chúc
- Sang tên sổ đỏ khi người chuyển nhượng chết
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về: Thừa kế quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 về di chúc hợp pháp:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy
Di chúc được lập thành văn bản được công chứng hoặc chứng thực thì được coi là hợp pháp. Đối với di chúc bằng văn bản nhưng không công chứng, chứng thì chỉ được coi là hợp pháp khi người thừa kế chứng minh được các điều kiện sau:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;
Theo thông tin bạn cung cấp: trước khi ông bạn mất thì ông bạn có lập di chúc để lại nhà đất cho bố bạn nhưng di chúc này chỉ được lập thành văn bản có chữ của ông bạn và được hàng xóm chứng thực. Do đó nếu bố bạn muốn được thừa kế nhà đất theo di chúc thì bố bạn cần phải chứng minh được di chúc ông nội bạn lập là di chúc hợp pháp.
Trường 1: Bố bạn chứng minh được di chúc của ông nội là hợp pháp
Căn cứ theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc thể hiện ý chí của người mất đối với tài sản của mình sau khi chết. Do đó di chúc của ông nội bạn thể hiện việc ông nội bạn muốn để lại nhà và đất cho bố bạn do đó bố bạn có quyền thừa kế hợp pháp đối với mảnh đất đó và được cấp giấy chứng nhận.
Hiện nay bố bạn đang có tranh chấp về thừa kế với bác cả của bạn. Về nguyên tắc của pháp luật đất đai thì không cấp giấy chứng nhận cho đất đang có tranh chấp. Do đó bố bạn phải giải quyết xong tranh chấp thì mới được cấp giấy chứng nhận.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp 2: Bố bạn không chứng minh được di chúc của ông nội bạn là hợp pháp
Vì di chúc không được coi là hợp pháp nên di sản thừa kế của ông nội bạn để lại là quyền sử dụng nhà và đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015:
“b) Di chúc không hợp pháp;”
Do đó di sản sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: bà nội bạn và 5 người con (trong đó có bác cả và bố bạn). Tức là bố bạn chỉ là một trong những người có quyền thừa kế nên bố bạn không thể sang tên toàn bộ quyền sử dụng đất và nhà sang tên cho bố bạn nếu không được các đồng thừa kế khác đồng ý.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hạn yêu cầu chia thừa kế đối với bất động sản là 30 năm. Ông nội bạn mất năm 2015 nên hiện nay vẫn đang trong thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế nên bác bạn khởi kiện là đúng quy định pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thừa kế quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Thời hạn đăng ký biến động đất đai sau khi chia di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế không có di chúc; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hết thời gian sở hữu nhà ở thì xử lý như thế nào?
- Không cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở khi đất có thông báo thu hồi
- Chuyển nhượng một phần mảnh đất đang thế chấp ở ngân hàng
- Mức phạt khi xây dựng nhà không đúng với Giấy phép xây dựng năm 2023
- Các trường hợp được coi là đất được giao trái thẩm quyền