19006172

Thừa kế quyền sử dụng đất khi đang nợ nghĩa vụ tài chính

Thừa kế quyền sử dụng đất

Năm 2016 bố tôi mất không để lại di chúc. Nhà đất là tài sản riêng của ông và do ông đứng tên. Năm 2013 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do gia đình không có tiền nên chúng tôi ghi nợ nghĩa vụ tài chính. Vậy chúng tôi có được thừa kế quyền sử dụng đất không? Bố mẹ tôi có 3 người con nay đã lập gia đình còn mẹ tôi đã 60 tuổi. Chúng tôi muốn sang tên toàn bộ mảnh đất và nhà đứng tên mẹ có được không?



thừa kế quyền sử dụng đấtTư vấn pháp luật đất đai:

Với vấn đề kiện đòi lại nhà đất để thanh toán nợ, Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc thừa kế quyền sử dụng đất;

Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Như vậy

Trường hợp người có tài sản thừa kế mất mà không để lại di chúc thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật (điểm a Khoản 1 Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, trong trường hợp này, cha bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: mẹ bạn và 3 anh em bạn.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định:

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác”.

Như vậy, trường hợp 03 người con đồng ý cho người mẹ đứng tên trên sổ đỏ thì cần thể hiện rõ tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng trong văn bản phân chia di sản thừa kế. Sau đó, làm thủ tục sang tên sổ đỏ đứng tên mẹ.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thứ hai, vấn đề nợ nghĩa vụ tài chính;

Căn cứ Khoản 3 Điều 12  Thông tư 76/2014/TT-BTC quy định về ghi nợ nghĩa vụ tài chính như sau:

“3. Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng thì phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ. Trường hợp được phép chuyển nhượng một phần thửa đất, trên cơ sở hồ sơ cho phép tách thửa, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích chuyển nhượng. Trường hợp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

thừa kế quyền sử dụng đất

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Kết luận

Như vậy, pháp luật đất đai cho phép thừa kế quyền sử dụng đất khi người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đang nợ tiền sử dụng đất. Khi đó, người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ theo quy định của pháp luật về thừa kế. Do đó, khi mẹ bạn đứng tên quyền sử dụng đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?

Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam