Thương lượng về giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp
Xin cho tôi hỏi thương lượng về giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp. Theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công ty tư nhân làm công trình cho xã, thu hồi đất nông nghiệp chuyển thành đất BOT (đất BOT là đất dịch vụ). Vậy công ty lấy đất nông nghiệp của nông dân có phải thương lượng về giá đền bù với dân không? Nếu người dân không đồng ý thì công ty lấy đất có được phép cưỡng chế lấy đất không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp để làm dự án xây dựng
- Bồi thường khi bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Có được hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp
Tư vấn pháp luật đất đai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về thương lượng về giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất thương lượng về giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền”.
Như vậy
Công ty thực hiện dự án xây dựng công trình cho xã, thu hồi đất nông nghiệp chuyển thành đất BOT theo quyết định thu hồi của Chủ tịch UBND tỉnh nên dự án thuộc dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng. Do đó Nhà nước có thể trực tiếp hoặc giao cho chủ đầu tư tự tổ chức bồi thường.
Về mức bồi thường: Công ty thực hiện dự án phải tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phải tiến hành họp lấy ý kiến của người dân bị thu hồi đất về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi và ghi rõ trong nội dung biên bản những số lượng đồng ý và số lượng không đồng ý.
Do đó, nếu gia đình bạn không đồng ý với phương án bồi thường thì trong cuộc họp lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường bạn có thể nêu ý kiến của mình và yêu cầu một mức bồi thường khác.
Thứ hai về cưỡng chế thu hồi đất
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây theo Khoản 2 Điều 71 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 71. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
2. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.”
Do đó nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên mà người dân vẫn không chấp hành quyết định thu hồi thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Tóm lại
– Quyết định thu hồi đất nông nghiệp chuyển thành đất BOT để làm công trình cho xã thì việc bồi thường phải được lập thành phương án bồi thường và phải lấy ý kiến của người dân bị thu hồi đất về phương án bồi thường đó.
– Nếu người dân không đồng ý thực hiện quyết định thu hồi và đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thương lượng về giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm những gì?
Có được hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản
- Ghi nợ tiền sử dụng đất đối với đất tái định cư được giao vượt hạn mức
- Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất và nơi nộp
- Có được xây dựng cửa sổ nhìn sang nhà bên cạnh không?
- Xây dựng nhà ở trong thời gian đang có tranh chấp đất đai