Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
Tôi có vấn đề về tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh. Miếng đất chú tôi đang ở mấy chục năm trước ông bà cụ nhà bên cho chú tôi ở, hơn mấy chục năm nay đã đổ đất xây nhà kiên cố nhưng nhà đó lại là nhà của nhà nước cho. Ông bà cụ và con cháu họ vẫn không nói gì, nhưng giờ tới thời điểm hiện tại lại nói đất đó là của họ, họ muốn đòi lại. Theo tôi được biết miếng đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Vậy nếu ra tòa cơ hội thắng kiện của chú tôi có cao không?
- Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về đất đai khi không có giấy tờ chứng minh, tổng đài xin tư vấn như sau:
Trong trường hợp này, do hai bên đều không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất nên biện pháp giải quyết tranh chấp tốt nhất là thỏa thuận hoặc hòa giải tại UBND xã. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai số 45/2013/QH13 quy định:
“2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Do đó, việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này được thực hiện như sau:
1. Giải quyết theo thủ tục hành chính
Một là, thủ tục hòa giải thực hiện theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 01: Gia đình bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UNBD xã. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan;
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải;
– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 02: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Bước 03: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Hai là, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013, trường hợp nếu có tranh chấp về đất đai thì trước tiên tranh chấp này phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu như hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết).
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, đầu tiên, bạn cần yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn cần dựa vào trường hợp cụ thể của gia đình để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp tranh chấp đất giữa hai gia đình.
2. Khởi kiện tại Tòa án
Trường hợp này, gia đình bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013. Theo Án lệ số 03/2016/AL với nội dung:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.”
Như vậy
Trường hợp của chú bạn có thể áp dụng nội dung trong Án lệ số 03/2016/AL. Theo đó, ông bà cụ cho chú bạn đất và khi chú bạn xây dựng nhà ở cả gia đình họ không có ý kiến phản đối gì, cũng như việc chú bạn đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định nên khi khởi kiện ra Tòa thì chú bạn sẽ có ưu thế hơn. Tuy nhiên, để xác định chính xác chú bạn có thể thắng kiện và được cấp Giấy chứng nhận hay không thì cần nghiên cứu thêm các thông tin về nguồn gốc đất, đất sử dụng có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và có nằm trong diện bị thu hồi hay không ……
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đất lấn, chiếm có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về đất không có giấy tờ chứng minhbạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có được bổ sung diện tích đất tăng thêm vào sổ đỏ khi ranh giới thay đổi không?
- Bồi thường giá trị của cây trồng hàng năm khi nhà nước thu hồi đất
- Chuyển mục đích sử dụng đất khi nằm trong quy hoạch thu hồi đất
- Điều kiện để tổ chức nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam
- Chuyển nhượng đất không có sổ đỏ trước 2014 bằng giấy viết tay