Tranh chấp đất đai khi mua bán đất bằng giấy tờ viết tay
Năm 1980 mẹ cháu có mua đất có giấy tờ viết tay và làm móng nhà nhưng chưa làm sổ đỏ, tháng trước có người đến tranh chấp bảo cũng có quyền sử dụng mảnh đất đó. Nhà cháu có giấy ký giáp ranh với nhà bên cạnh, trên bản đồ cũng có. Vậy bây giờ cháu mua bán đất bằng giấy tờ viết tay mà tranh chấp phải làm như thế nào ạ!
- Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Thủ tục cấp sổ đỏ theo quyết định của Tòa án
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, tổng đài không biết được là bạn mua đất của người có quyền sử dụng đất hay không. Nếu bạn mua đất của người không có quyền sử dụng đất thì bạn cũng sẽ không có quyền sử dụng đất nên sau đây tổng đài sẽ tư vấn cho bạn theo hướng bạn mua đất của người có quyền sử dụng đất.
Trường hợp 1: Giấy tờ viết tay đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.”
Theo đó, mẹ bạn có hợp đồng chuyển nhượng đất đã công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật từ năm 1980 và nếu được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước 15/10/1993 thì đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Giấy tờ viết tay chưa được công chứng chứng thực
Căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015:
“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp này, mẹ bạn phải yêu cầu tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch. Mẹ bạn phải cung cấp các căn cứ chứng minh đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch. Sau đó mẹ bạn phải tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với người cũng cho rằng mảnh đất thuộc quyền sử dụng của họ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai bạn có thể tham khảo thêm các bài viết: Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Tuy nhiên, vì giấy viết tay chưa được công chứng hoặc chứng thực nên người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể sẽ chuyển nhượng cho những người khác nữa. Do đó, bạn cần tìm hiểu cụ thể lý do người kia cho rằng mảnh đất này là của họ. Đồng thời, gia đình bạn cần chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình để xuất trình khi làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp.
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Giải quyết tranh chấp đất đai khi mua bán không có giấy tờ
Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Đất canh tác trước năm 1993 có được cấp sổ đỏ?
- Có được tách thửa đất có phần đất thờ cúng do bố mẹ để lại không?
- Diện tích thu hồi lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận QSDĐ
- Quy định về đăng ký biến động khi thay đổi hình thức trả tiền thuê đất
- Trách nhiệm của Ban quản lý nhà chung cư trong tranh chấp đất đai