Tranh chấp quyền sử dụng đất 5% được nhà nước giao cho hộ gia đình
Gia đình ông nội tôi được nhà nước giao 240m2 đất 5% để canh tác theo quy định, tương đương với 3 sào là của ông, bác tôi. Đến năm 2009, bác tôi là người cuối cùng mất, phần diện tích đất trên được giao lại cho Bố tôi sử dụng và quản lý. Bác tôi hiện có 1 vợ và 1 con trai 7 tuổi. Thời gian gần đây nhà nước có chủ trương dồn điền đổi thửa và có điều chỉnh về quyền sử dụng đất 5%. Gia đình tôi dự định chia cho vợ và con của bác tôi 1/2 thửa đất trên để sử dụng, tuy nhiên vợ của Bác tôi không đồng ý và muốn sử dụng toàn bộ diện tích trên. Vậy cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật giải quyết như thế nào? (cố, bà nội và các anh chị em của ông đã chết trước ông; ông tôi chỉ có 2 người con; bác và ông mất không để lại di chúc; ngoài thửa đất ông không có tài sản nào khác).
- Thế chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình khi có thành viên chết
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Tặng cho đất có cần sự đồng ý của các thành viên khác
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất: Người có quyền sử dụng thửa đất
Căn cứ khoản 1 Điều 132 Luật đất đai 2013:
“Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.”
Ông nội và bác bạn được nhà nước giao đất 5% sử dụng để sản xuất nông nghiệp nên ông và bác của bạn có quyền sử dụng thửa đất được giao.
Thứ hai: Phân chia di sản thừa kế
Chia di sản của ông bạn
Do ông bạn không có di chúc khi mất nên di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015). Theo đó, những người được hưởng di sản thừa kế của ông bạn được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.
Theo đó, khi ông bạn mất thì cố, bà nội và các anh chị em của ông đã mất trước ông nên bố bạn và bác của bạn sẽ được hưởng phần di sản của ông bằng nhau.
Chia di sản của bác bạn
Theo quy định tại Điều 650 và điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 nêu trên thì vợ và các con của bác bạn sẽ là người được hưởng phần di sản do bác bạn để lại. Phần di sản này sẽ bao gồm phần tài sản của bác bạn trong 3 sào đất chung với ông bạn và phần được hưởng từ di sản của ông bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận: Với những phân tích trên, gia đình bạn có thể xác định phần di sản của ông bạn và bác bạn để lại, từ đó xác định việc phân chia 1/2 diện tích đất trong 3 sào cho bác dâu của bạn đã phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa. Nếu gia đình bạn không thể thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế, bố bạn hoặc bác dâu của bạn có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Và để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết: Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Trên đây là tư vấn của tổng đài về vấn đề của bạn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Nghĩa vụ tài chính khi sang tên sổ đỏ được thừa kế
Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Có được xây nhà trên đất thuộc diện quy hoạch hay không?
- Ủy ban nhân dân xã bán đất xây dựng trạm y tế cho người dân
- Cưỡng chế xử phạt hành chính yêu cầu buộc khôi phục tình trạng đất ban đầu
- Có được tự ý chắn cửa sổ của người khác khi tường nhà sát liền nhau không?
- Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế