Tranh chấp quyền sử dụng đất khai hoang
Anh chị cho em hỏi về vụ việc này liên quan tới việc Tranh chấp đất đai tại xã: 1 hộ gia đình có 5 người con trai cùng khai hoang 1 mảnh đất nương trồng ngô với diện tích là 2.350m2 từ năm 1987. Đến năm 2000 thì bố mẹ chia cho 2 người con là con thứ 2 và con út. Sau đó, vì người con út còn nhỏ chưa có khả năng lao động nên ông anh thứ nhất hỏi mượn làm và sau này em lớn lên sẽ trả, rồi năm 2012 ông anh thứ nhất chết đột ngột mà vẫn chưa trả lại mảnh đất đó cho người em, nay người em hỏi chị dâu xin lại mảnh đất đó thì chị dâu không trả và bảo là của gia đình bà. Hiện mảnh đất đó không có giấy tờ gì? Khi bố mẹ chia đất chỉ có bố, mẹ và các anh em trai không có các con dâu, và khi ông anh thứ nhất hỏi mượn thì cũng chỉ có 2 anh em không có người thứ 3 chứng kiến, cũng không có giấy tờ gì, chỉ hỏi bằng miệng. Hiện nay chỉ có mẹ và 4 anh em trai làm chứng (Bố đã chết) là trước khi đã chia cho em út nhưng không có giấy tờ gì chứng minh, còn gia đình nhà chị Dâu thì đã làm ổn định từ trước tới nay, Vậy cho em hỏi tình huống này thì giải quyết Như thế nào? Rất mong được Luật sư tư vấn!
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
- Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về tranh chấp quyền sử dụng đất khai hoang, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì người con út đã được bố mẹ tặng cho 1 phần diện tích đất và có sự đồng ý và chứng kiến của anh em trong nhà. Do đó, người con út có quyền sử dụng đối với diện tích đất này.
Người con út đã cho người con cả mượn mảnh đất này để canh tác và sản xuất. Do đó, đây không phải đất của gia đình người con cả mà gia đình này chỉ đang có quyền sử dụng đất do mượn. Vì vậy, người con út có quyền đòi lại diện tích đất này.
Trước tiên, để giải quyết vấn đề thì người con út và gia đình người con cả nên thương lượng và thỏa thuận với nhau về việc trả lại đất cho con út. Nếu gia đình con cả không đồng ý và kiên quyết nói rằng đây là diện tích đất của họ thì con út có thể nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Người con út có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã/phường nơi có đất để được tiến hành hòa giải. Nếu việc hòa giải thành thì các bên thực hiện theo biên bản hòa giải. Nếu việc hòa giải không thành thì thực hiện các thủ tục tiếp theo như sau:
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo thông tin bạn cung cấp thì quyền sử dụng đất này đang không có giấy chứng nhận và cũng không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Do đó, người con út có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tóm lại:
– Người con út có quyền đòi lại quyền sử dụng đất từ gia đình người con cả;
– Để đảm bảo quyền lợi của mình, người con út có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã/phường. Nếu UBND không hòa giải được thì bạn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tranh chấp quyền sử dụng đất khai hoang.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Khởi kiện khi người khác sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về đất khai hoang, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thừa kế đất nhưng không có giấy tờ gì có được công nhận toàn bộ diện tích đất
- Tự nguyện trả lại đất có được bồi thường tài sản gắn liền với đất không?
- Miễn giấy phép xây dựng đối với khu vực trung tâm xã đã có quy hoạch
- Tự nguyện trả lại đất có được bồi thường, hỗ trợ không?
- Tách thửa quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở trong địa bàn Quận 12