Tranh chấp về người có quyền sử dụng đối với đất khai hoang
Tranh chấp về người có quyền sử dụng đối với đất khai hoang? Nhà mình có một mảnh đất ruộng khoảng 6000 m2, được khai hoang và trồng hoa màu đến nay đã được gần 20 năm. Năm 2002 đã có người đến đo sổ đỏ nhưng mãi vẫn chứa thấy giải quyết cho gia đình tôi. Gần đây có một nhà đến đưa sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất của họ và kiện đòi lấy đất. Được biết do nhà đó có người quen bên địa chính nên họ mới được làm sổ đỏ. Vậy bây giờ tôi cần phải làm như thế nào?
- Ai có quyền đại diện trong tranh chấp đất xây đình làng?
- Tranh chấp về đường đi qua đất ruộng
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Tranh chấp về người có quyền sử dụng đối với đất khai hoang; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình – cá nhân sử dụng đất tự khai hoang đất sử dụng với mục đích nông nghiệp từ trước ngày 01/07/2014 mà phù hợp với quy hoạch và được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là đất không có tranh chấp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp của bạn: gia đình bạn sử dụng đất tự khai hoang để trồng hoa màu đã hơn 20 năm nên gia đình bạn sẽ được cấp sổ đỏ nếu gia đình bạn được xác nhận là đất không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên hiện nay bạn và một hộ gia đình khác đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó thì bạn cần giải quyết tranh chấp trước.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Như vậy, trước hết bạn cần làm đơn yêu cầu hòa giải gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải trước.
Nếu như hòa giải không thành thì theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Như vậy
Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn yêu cầu UBND cấp xã ra văn bản hòa giải không thành và làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về người có quyền sử dụng đối với đất khai hoang.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tranh chấp đất đai và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về tranh chấp về người có quyền sử dụng đối với đất khai hoang; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn lên đất ở năm 2023
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
- Quyền của người sử dụng đất sau khi hòa giải đất đai không thành
- Bảo vệ người nhận chuyển nhượng đất đã sang tên nhưng bị kê biên
- Quy định về hồ sơ xác nhận tài sản trên đất lần đầu vào sổ đỏ