Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói
Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói? Mẹ tôi có một mảnh đất diện tích 800 m2; phần đất đó mẹ tôi đã chia cho hai chị em tôi mỗi người một nửa (khi đó mẹ tôi chỉ nói miệng chứ không có giấy tờ gì và cũng chưa tiến hành sang tên). Năm 2013, chị tôi bán phần đất được mẹ cho người khác (lúc bán là mẹ tôi ký tên) và chỉ còn phần đất của tôi mà mẹ tôi đang ở trên đó.
Nhưng sang năm 2016, mẹ tôi bị chị của tôi dụ dỗ và đã ký tên chuyển quyền sử dụng đất cho chị tôi phần đất còn lại; khi đó tôi đang đi làm việc tại Nhật Bản. Đến khi tôi trở về thì chị tôi đã bán mảnh đất của tôi. Vậy xin hỏi luật sư việc làm của mẹ và chị tôi là đúng hay sai?
- Bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không sang tên
- Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi tặng cho quyền sử dụng đất
- Tranh chấp đất đai được tặng cho đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm 2015::
“Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”
Như vậy:
Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Do đó việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và hai chị em bạn chỉ bằng lời nói nên chưa có hiệu lực về mặt pháp lý vậy nên quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp: năm 2016 mẹ bạn sang tên 400 m2 đất còn lại cho chị gái bạn và sau đó chị gái bạn bán mảnh đất này cho người khác. Để xác định việc sang tên quyền sử dụng đất này là đúng hay thì cần phải xác định giao dịch này có vi phạm điều kiện giao dịch có hiệu lực theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 hay không, cụ thể:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy:
Nếu như năm 2016 mẹ bạn ký tên chuyển quyền sử dụng đất cho chị gái bạn trong tình trạng minh mẫn, hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực và đảm bảo đúng về trình tự thủ tục thì việc chị bạn bán phần đất 400 m2 của bạn là đúng pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi sang tên
Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được tặng cho bằng lời nói; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất của cơ sở tôn giáo
- Đồng thời tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất
- Mua đất giá 3 tỉ đồng thì sẽ phải nộp bao nhiêu tiền lệ phí trước bạ
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
- Gia hạn đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp