Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố cho con
Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố cho con? Ông nội em lúc còn sống có cho bố em mảnh đất mà ông nội đang sinh sống; nhưng bố em bảo ông còn khỏe mạnh ông cứ ở và cũng không làm thủ tục sang tên cho bố em. Nhưng đến năm 2005 ông nội em không may bạo bệnh qua đời và cũng không kịp để lại di chúc hay trăn trối gì. Giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn do chú út sống cùng với ông nội giữ. Năm 2017, bố em qua đời; vợ chồng em muốn lấy lại mảnh đất đó nhưng chú út em không đồng ý mà lại gọi tất cả hàng thừa kế thứ nhất của ông tôi là các con của ông nội tới và vợ chồng em để tiến hành chia đất của ông nội. Cho em hỏi chú em có được quyền làm thế không?
- Đối tượng được phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
- Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế
- Thừa kế đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố cho con; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì việc tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực; đồng thời việc tặng cho chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính (Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai). Do đó việc ông nội bạn cho bố bạn quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên nên quyền sử dụng đất đó vẫn là của ông nội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi một người chết mà không có di chúc để lại thì tài sản của người đó sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về hàng thừa kế theo quy định pháp luật:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Như vậy
Khi ông nội bạn mất thì quyền sử dụng đất của ông nội bạn sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn, tức các con của ông nội bạn. Tuy nhiên, bố bạn đã mất thì phần thừa kế từ ông nội bạn mà bố bạn được hưởng sẽ được chia cho các con của bố bạn và mẹ bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chính vì thế, chú út của bạn cũng là một trong những người thừa kế theo quy định của pháp nên chú út của bạn có thể làm yêu cầu phân chia di sản thừa kế do ông nội bạn để lại. Và do bố bạn mất sau ông bạn nên bạn, các anh chị em của bạn và mẹ bạn cũng là người có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố cho con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về nhận di sản thừa kế, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Mức bồi thường đối với đất hành lang an toàn bị thay đổi mục đích sử dụng
- Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng
- Cách tính tiền thuế sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức
- Khi nhà nước thu hồi đất có diện tích lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận
- Không thực hiện dự án sau khi đã được giao đất hơn 1 năm