Tranh chấp về sử dụng tường rào giữa hai bất động sản liền kề
Tranh chấp về sử dụng tường rào giữa hai bất động sản liền kề? Giữa gia đình tôi và gia đình hàng xóm có một khoảng đất trống là ranh giới đất giữa hai nhà. Trước đây nhà tôi và nhà hàng xóm đã thỏa thuận xây dựng tường rào trên phần đất chung đó và gia đình tôi có dựng mái che chắn cho sân trên tường đó. Nhưng hiện nay nhà hàng xóm nhận phần đất xây dựng tường rào đó là của gia đình họ và muốn phá dỡ để lấy đất. Tôi không có ý đòi lại đất này nhưng việc họ phá dỡ sẽ ảnh hưởng tới phần mái bê tông đang có của nhà tôi và tôi chưa có thời gian để gia cố lại. Vậy việc làm của họ có hợp lý không?
- Xây dựng tường rào đúng với quy định pháp luật
- Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?
- Có được xây nhà trên đất nông nghiệp đã nằm trong quy hoạch?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về sử dụng tường rào giữa hai bất động sản liền kề, Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất về mốc giới giữa bất động sản liền kề
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.”
Như vậy
Chủ sở hữu bất động sản được dựng tường rào trên phạm vi đất thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp có thỏa thuận thì có thể dựng tường rào trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách các bất động sản liền kề và hai bên đều có quyền sử dụng tường rào chung đó.
Do đó bạn và nhà hàng xóm có thỏa thuận với nhau về việc xây dựng tường rào trên ranh giới đất của hai nhà thì gia đình bạn có quyền sử dụng tường rào đó.
Thứ hai tranh chấp về sử dụng tường rào trên ranh giới
Theo thông tin hai bên gia đình thỏa thuận xây dựng tường rào trên ranh giới đất của hai nhà. Nhưng hiện nay nhà hàng xóm lại nói là tường rào của họ nên muốn phá bỏ tường rào và việc phá bỏ tường rào này có thể ảnh hưởng tới mái che sân của gia đình bạn.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Do đó để bảo đảm quyền lợi của mình thì bạn có thể thỏa thuận với hàng xóm để giải quyết. Trường hợp không tự giải quyết được thì bạn có thể yêu cầu hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã. Nếu hòa giải tại UBND xã không thành thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tranh chấp về sử dụng tường rào giữa hai bất động sản liền kề.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính lần đầu
Khiếu nại khi không được đăng ký biến động đất đai sau chuyển nhượng
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thuê nhà của gia đình mà bị thu hồi trước khi hết hạn hợp đồng
- Thời điểm xác lập quyền của người sử dụng đất
- Có bị mất quyền thừa kế khi không đồng ý bán nhà để chia không?
- Giải quyết tiền bồi thường khi đất thừa kế bị thu hồi nhưng đang có tranh chấp
- Có được xây nhà trên đất thuộc diện quy hoạch hay không?