Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa
Cho tôi hỏi trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa? Bố tôi có mảnh đất nông nghiệp trồng lúa đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của bố tôi. Hiện nay bố tôi đã mất (mẹ tôi mất trước bố tôi). Vậy cho tôi hỏi nếu tôi không còn ở địa phương và cũng không phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì tôi có được nhận thừa kế đất nông nghiệp trồng lúa không?
- Nữ tu sĩ có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất?
- Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Để thừa kế quyền sử dụng đất của người khác phải làm sao?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa; tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Như vậy, hộ gia đình – cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Do đó, bạn không sống tại địa phương và không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì bạn vẫn có quyền thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa vì việc hạn chế nhận quyền sử dụng đất trồng lúa chỉ áp dụng đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận quyền thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tóm lại, trường hợp của bạn không sống tại địa phương, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì bạn vẫn có quyền thừa kế đất nông nghiệp trồng lúa.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Nghĩa vụ tài chính khi cấp sổ đỏ cho đất được thừa kế
Cấp sổ đỏ khi còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thủ tục chuyển nhượng một phần dự án kinh doanh bất động sản
- Xác định quyền sử dụng đất có phải tài sản chung của vợ chồng không?
- Giao đất không đúng thẩm quyền thì đăng ký quyền sử dụng được không
- Xây dựng mốc giới trên ranh giới đất của hộ gia đình
- Đăng ký biến động khi diện tích tăng thêm so với sổ đỏ đã cấp