Từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định hiện hành
Gia đình tôi có một mảnh đất đang sử dụng với mục đích là đất nông nghiệp. Gia đình tôi muốn xin chuyển đất đó thành đất thổ cư, đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đầy đủ nhưng lại bị từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất và trả lại hồ sơ với lý do không chuyển được. Cho tôi hỏi vì sao tôi không chuyển được? Nếu không chuyển mục đích sử dụng mà tôi cứ xây dựng nhà ở thì có vấn đề gì không?
- Chuyển mục đích sử dụng và tách thửa đối với đất vườn
- Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chăn nuôi sang đất trồng cây lâu năm
- Mức tiền xin chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Từ chối chuyển mục đích sử dụng đất; chúng tôi xin được trả lời như sau:
Thứ nhất nguyên nhân từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật đất đai số 45/2013/QH13 thì:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Như vậy trong trường hợp này để xác định việc hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của gia đình bạn bị từ chối cần phải xác định xem diện tích đất nông nghiệp nêu trên của gia đình bạn có nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện bạn không. Và sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Mảnh đất đó nằm trong khu vực thuộc kế hoạch sử dụng đất hàng năm của ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp này việc hồ sơ của bạn bị từ chối là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp 2: Mảnh đất đó không nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở thì việc từ chối cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hợp pháp.
Thứ hai về hình thức xử lí vi phạm:
Nếu như hồ sơ của bạn đã bị từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mà gia đình bạn vẫn cố tình xây dựng nhà ở trên đó thì gia đình bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể như sau:
– Nếu đất nông nghiệp của bạn là đất trồng lúa: theo khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và bị phạt tiền như sau:
+) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Nếu đất của gia đình bạn là đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa: theo khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 102/1014/NĐ-CP thì sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và bị phạt tiền như sau:
+) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Ngoài ra nếu như căn nhà của bạn xây dựng lên không thuộc công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì gia đình bạn còn có thể bị xử phạt thêm về lỗi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy trong trường hợp này nếu như gia đình bạn cố tình xây dựng nhà ở trên mảnh đất đó thì gia đình bạn:
- Sẽ bị xử phạt với lỗi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với mức phạt nêu trên và buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu của mảnh đất.
- Có thể bị xử phạt thêm về lỗi không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép nếu như căn nhà của gia đình bạn xây không nằm trong đối tượng được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Xin ghi nợ tiền chuyển mục đích sử dụng đất
Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì về từ chối chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Cơ sở tôn giáo xây dựng chùa có phải xin Giấy phép xây dựng không?
- Giải quyết việc sang tên khi có tranh chấp quyền sử dụng đất
- Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã nhờ chị gái đứng tên hộ
- Thế chấp nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận
- Đăng ký biến động khi cho thuê đất giữa các cá nhân