Tự ý sử dụng đất của người đã mất nhưng không có thân nhân thừa kế
Tự ý sử dụng đất của người đã mất nhưng không có thân nhân thừa kế? Ông Q có một mảnh đất vườn rất rộng với diện tích khoảng 3 sào và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2016, ông Q không may qua đời và tôi là người đã chăm sóc cho ông Q những lúc cuối đời. Vì ông Q không có con không cái cũng không có người thân thích nên sau khi không ông Q mất thì 3 sào vườn của ông Q cũng để trồng đó không có người sử dụng. Gia đình tôi ở liền đất của ông Q và cũng đang khó khăn nên tôi canh tác trên đất đó cho đến nay. Vậy việc tôi canh tác trên đất đó như vậy có hợp pháp không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Lấn chiếm đất rừng từ năm 1992 thì có được cấp sổ đỏ không?
- Xã có thẩm quyền xử phạt khi lấn chiếm đất đai
- Hàng xóm ngang nhiên lấn chiếm đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề:Tự ý sử dụng đất của người đã mất nhưng không có thân nhân thừa kế; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Về quyền sử dụng đất của ông Q sau khi mất
Căn cứ theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế tài sản:
“Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”
Như vậy, đối với phần tài sản không có người nhận thừa kế thì tài sản đó thuộc về Nhà nước. Do đó ông Q không có người thân thích nên khi ông Q thì quyền sử dụng đất đứng tên của ông Q trở thành di sản thừa kế mà không có người thừa kế; nên quyền sử dụng đất đó thuộc về Nhà nước.
Về việc bạn sử dụng đất của ông Q
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về hành vi lấn chiếm đất:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Như vậy, bạn được coi là có hành vi lấn đất khi bạn đã được nhà nước giao quản lý sử dụng thửa đất đó từ trước nhưng đã có hành động tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Nếu bạn muốn sử dụng phần đất đó phải gửi đơn lên trình bày nguyện vọng với UBND cấp xã nơi có đất để được phép canh tác trên phần đất đó dưới hình thức cho thuê hoặc giao khoán đất.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Còn nếu bạn tự ý sử dụng phần đất mà không xin phép thì được coi là sử dụng đất trái pháp luật. Hành vi này, sẽ bị xử lý theo quy định của luật đất đai theo quy định tại theo Khoản 1 Điều 10 nghị định 102/2014 thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tự ý sử dụng đất của người đã mất nhưng không có thân nhân thừa kế.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Mọi vướng mắc về: Xã có thẩm quyền xử phạt khi lấn chiếm đất đai; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau
- Các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Đã ghi nợ tiền chuyển mục đích sử dụng đất có được ghi nợ tiếp
- Xác định giá chuyển nhượng để tính thuế thu nhập cá nhân khi bán đất
- Xin cấp giấy phép xây dựng theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất