Nhà hàng xóm tự ý sử dụng tường ngăn nhà tôi xây để chăn nuôi
Bên cạnh nhà tôi có ông hàng xóm đã lợi dụng bức tường nhà tôi để chăn nuôi gà, ngan, chó (mà không chịu xây tường riêng) gây ôn ào. Khi trời mưa nắng mùi phân bốc hôi thối, và ngấm xuống bể nước sinh hoạt của nhà tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng ông không chịu dời khu chăn nuôi đi lại còn to tiếng. Vậy theo luật sư viết đơn gì cho phù hợp với nội dung để gửi ra khối xóm, phường. Xin luật sư cho tôi lời khuyên gấp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Tranh chấp về sử dụng không gian chung tại nhà chung cư
- Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề
- Khi nào xây nhà không phải xin giấy phép?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về sử dụng tường rào giữa hai bất động sản liền kề, Tổng đài tư vấn xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định như sau:
“2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, chủ sở hữu bất động sản được tự do sử dụng đất trong phạm vi đất thuộc sở hữu của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Về vấn đề sử dụng chung tường rào, nếu theo đúng quy định của pháp luật gia đình bạn sẽ được xây dựng trong phạm vi diện tích được nhà nước công nhận, điều này thể hiện rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không đồng ý sử dụng chung, bạn có thể yêu cầu hàng xóm ngừng sử dụng tường rào chung.
Người hàng xóm hoàn toàn có quyền chăn nuôi trên phần đất của họ tuy nhiên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bạn theo quy định tại Điều 173 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
Như vậy, hiện nay gia đình bạn đang là chủ sở hữu hợp pháp của đất và phần tường rào nên sẽ được hưởng các quyền như bất khả xâm phạm về nhà đất,.. Gia đình hàng xóm cũng như gia đình bạn phải tôn trọng đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, không gây mất trật tự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc gia đình hàng xóm chăn nuôi, làm ồn, gây ô nhiễm,.. ảnh hưởng đến gia đình bạn như vậy là không đảm bảo trật tự, vi phạm nghĩa vụ theo điều luật trên.
Do vậy, để giải quyết vấn đề này, trước hết các bên nên thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc hạn chế gây tiếng ồn và hạn chế xả thải, xây dựng hệ thống xử lý chất thải tránh làm ảnh hưởng đến gia đình bạn, hai bên có thể thỏa thuận thông qua việc giao kết bằng văn bản,… Trường hợp đã thỏa thuận nhưng gia đình bên kia vẫn không hạn chế việc này, bạn có quyền gửi yêu cầu giải quyết đến cơ quan công an xã/ phường để được giải quyết.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, gia đình hàng xóm bạn chăn nuôi nhưng lại có hành vi xả thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gia đình bạn, điều này được coi là vi phạm pháp luật về môi trường. Trước hết bạn có thể yêu cầu gia đình đó chấm dứt hành vi này hoặc làm cách nào đó khắc phục để không ảnh hưởng tới gia đình bạn, nếu gia đình đó không đồng ý bạn có thể nhờ địa phương can thiệp hoặc tiến hành khởi kiện đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.”
Theo đó để bảo đảm quyền lợi của mình thì bạn có thể thỏa thuận với hàng xóm để giải quyết. Trường hợp không tự giải quyết được thì bạn có thể yêu cầu hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã. Nếu hòa giải tại UBND xã không thành thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Làm gì khi bị hàng xóm lấn chiếm đất
Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
Mọi vướng mắc về vấn đề chiếm dụng không gian, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị cháy
- Con riêng giành quyền thừa kế quyền sử dụng đất của bố
- Tặng cho quyền sử dụng đất khi đã được cấp sổ trắng năm 1982
- Quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Đất được giao không thu tiền khi thu hồi có được bồi thường về đất không?